ClockThứ Tư, 20/12/2017 14:11

Nâng cấp hạ tầng giao thông

TTH - Tranh thủ những ngày tạnh ráo, các đơn vị thi công đang tích cực sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường trong thành phố xuống cấp sau mưa lũ.

Khắc phục hạ tầng giao thông, thủy lợi sau lũĐáp ứng xu thế phát triểnKhu định cư Trạch Thượng 2: Hạ tầng chưa ổnGần 10 tỷ đồng xây dựng hạ tầng cụm CN-TTCN A CoQuảng Điền: Xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác nâng cấp mặt đường Lê Ngô Cát đang được triển khai

Đường Lê Ngô Cát là một trong những tuyến đường có nhiều đoạn xuống cấp khá nghiêm trọng sau đợt mưa lũ vừa qua, nhất là một số đoạn đường bị ngập nước và giao cắt với những tuyến đường có độ dốc lớn, nước chảy mạnh làm xói lở.

Những ngày này, đoạn trước UBND phường Thủy Xuân đang được thành phố yêu cầu các đơn vị thi công khắc phục sửa chữa khẩn cấp.  Không tráng nhựa mà cho đổ bê tông mặt đường để giảm thiểu sự hư hỏng khi ngập nước là giải pháp cho đoạn đường này.

Tương tự một số đoạn chính như Đặng Huy Trứ, Tôn Thất Thiệp, Nguyễn Lộ Trạch, Tam Thai, Bùi Thị Xuân, Lương Ngọc Quyến, Tăng Bạt Hổ... gây mất an toàn giao thông cũng sẽ kết thảm nhựa hoặc chọn giải pháp bê tông xi măng cho các đoạn bị ngập nước. 

Theo thống kê của Phòng Quản lý đô thị TP. Huế, sau đợt lũ và bão số 12 vừa qua, hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố thiệt hại nặng nề. Có đến 22 tuyến đường với tổng chiều dài trên 7 km trên địa bàn thành phố bị xói lở, bong tróc mặt đường, hệ thống cầu và kè các sông cũng hư hỏng và sạt lở khá nhiều. Ước tính để khắc phục trước mắt các tuyến đường bị hư hỏng cần khoảng 25 tỷ đồng, nếu khắc phục toàn diện cần trên 66 tỷ đồng.

Đây là số tiền rất lớn nếu so với nguồn lực của thành phố hiện nay, trong khi nguồn kinh phí sửa chữa, duy tu bảo dưỡng thường xuyên năm 2017, sau khi hạ tầng các tuyến đường nội thị được giao về thành phố quản lý chỉ 7 tỷ đồng. Khoản kinh phí khiêm tốn này chỉ đủ cho hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, dặm vá ổ gà, sơn sửa biển báo, vạch kẻ đường.

Theo ông Nguyễn Việt Bằng, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế, do kinh phí khó khăn nên trước mắt thành phố sẽ tranh thủ những ngày nắng ráo tăng cường việc vá ổ gà, sửa chữa tạm thời mặt đường một số tuyến giao thông chính như Lê Lợi, 23-8, Trần Cao Vân.

Đồng thời, sẽ khắc phục nhanh các đoạn kè ở dọc các tuyến đường Bạch Đằng, Huỳnh Thúc Kháng (sông Đông Ba), đường Nguyễn Phúc Chu, Lý Nam Đế (sông Bạch Yến), bờ sông Như Ý,  sông Nhất Đông, bảo đảm an toàn cho lưu thông.

Theo kế hoạch,  trước Tết Nguyên đán 2018 sẽ tiến hành thảm nhựa tuyến đường Nguyễn Công Trứ và một số đoạn ở đường Lê Quý Đôn sau khi chỉnh trang hoàn tất.

Về kinh phí, TP. Huế cần khoảng 25 tỷ đồng khắc phục khẩn cấp hệ thống giao thông, công trình kè, cầu cống bị hư hỏng sau lũ,  trong đó khoảng 10 tỷ đồng để khắc phục sạt lở các tuyến đường dọc bờ sông chiều dài khoảng 950 mét; 13 tỷ đồng nâng cấp hệ thống mặt đường hư hỏng trên 22 tuyến đường với chiều dài 7.090 mét; 2 tỷ đồng sửa chữa 4 cầu bị hỏng gồm cầu Phú Lưu, Lăng cụ Kinh Tế, Phát Lát 2 và An Ninh Hạ.

Bài, ảnh: Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế

Xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, xe ba, bốn bánh tự chế, xe mô tô, gắn máy kéo theo xe khác, vật khác luôn là nỗi ám ảnh của người đi đường khi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.

Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế

TIN MỚI

Return to top