ClockThứ Bảy, 02/07/2016 19:55

Một đề xuất cho đàn âm hồn

TTH - Hàng năm, vào ngày 23 tháng 5 âm lịch, lễ tưởng niệm vong linh các binh sĩ, đồng bào tử nạn trong biến cố Thất thủ kinh đô (năm 1885) đều được tổ chức trang trọng tại đàn Âm Hồn, trở thành nét sinh hoạt tâm linh của người dân Huế.

Theo sử liệu, năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn trên nền đất của trại lính Thần Cơ (pháo binh) triều Nguyễn, thuộc phường Huệ An cách Kỳ Đài, Ngọ Môn chừng 300m. Vào ngày 23 tháng 5, triều đình cho tổ chức tại đây một đại lễ long trọng. Sau buổi lễ, lần lượt các miếu Âm Hồn, nhà dân trong thành phố đều lập bàn thờ trước nhà, ngã ba, ngã tư  để cúng tế cho đến hết ngày 30 tháng 5 âm lịch.

Sau 1945, khi chế độ quân chủ triều Nguyễn không còn, các bô lão ở  phường Huệ An  tự nguyện lập Phổ Phước Lợi để duy trì việc thờ tự, cúng tế tại đàn Âm Hồn. Ban đầu, Phổ có gần 100 gia đình tham gia, tự  nguyện đóng quỹ cho việc hương khói. Hơn 60 năm hình thành, đến nay, Phổ  Phước Lợi đã qua 4 đời trưởng phổ. Theo các bậc cao niên, có thời điểm, để tránh tai mắt của thực dân Pháp và ngụy quyền, bà con phải dời địa điểm nhưng đúng ngày 23/5 vẫn bí mật đội lễ phẩm lên cáo tại đàn Âm Hồn.

Trong trí nhớ của các bô lão phường Huệ An xưa, đàn Âm Hồn từng có ngôi đền rộng  (xây gạch, có nhà che bằng gỗ lợp ngói, có án thờ và bài vị sơn son thếp vàng, thờ vong linh những người hy sinh trong ngày kinh đô thất thủ) và một ngôi nhà rường giữ đồ cúng, tư liệu. Trong chiến tranh, ngôi nhà bị bom đạn làm sụp đổ, chỉ còn ngôi đền. Năm 1987, ngôi đền bị san bằng để thành lập hợp tác xã sản xuất mộc mỹ nghệ. Thay vào đó, người ta cho xây một cái am nhỏ, làm nơi thờ tự, cúng tế, tồn tại cho đến nay. 

Trải qua bao thăng trầm, tháng 12/2013, đàn Âm Hồn được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trong tâm thức người dân Huế, từ lâu, đàn Âm Hồn đã là một trong ba biểu tượng Thiên–Địa-Nhân gắn với đàn Nam Giao- đàn Xã tắc- đàn Âm Hồn. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử gọi đàn Âm Hồn là đài liệt sĩ chống ngoại xâm của Việt Nam dưới triều Nguyễn.

Với ý nghĩa quan trọng và lâu đời, đàn Âm Hồn rất cần được phục hồi, gắn với lễ tưởng niệm vong linh những binh sĩ yêu nước thời Hàm Nghi, đã đứng lên kháng Pháp, bằng một cuộc binh biến đẫm máu. Giới du lịch cho rằng, nếu được phục hồi, đàn Âm Hồn sẽ trở thành điểm đến tâm linh có ý nghĩa nhân văn đối với du khách khi đến Huế, nhất là vào những dịp cuối tháng 5 âm lịch, để nhắc nhở mai sau về một sự kiện lịch sử không thể nào quên.

NHẬT NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Return to top