ClockThứ Ba, 16/08/2016 10:11

"Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình"

TTH - Ngày 31/7/2001, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thực hiện thành công kỹ thuật ghép thận, đánh dấu sự phát triển kỹ thuật tiên tiến hiện đại của BV.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận là Trần Thanh Sơn, quê ở TP. Quảng Bình, công tác tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Quảng Bình. Ngày ấy, Sơn vừa cưới vợ được hai tháng thì bị bệnh. Sau ghép thận đến nay, sức khỏe Sơn khá tốt. Mọi sinh hoạt, công tác trở lại bình thường. Hai vợ chồng sinh được hai người con: trai đầu lòng 14 tuổi và con gái 7 tuổi. Cả hai đều khỏe mạnh, xinh xắn, thông minh. Sơn vừa ghép thận lần thứ hai.

Hai người con xinh xắn khỏe mạnh của vợ chồng Sơn sinh ra sau ngày Sơn được ghép thận

Đếm từng giọt nước tiểu

Tuy hơi gầy, nhưng Sơn vẫn nhanh nhẹn, sức khỏe tốt lên sau mấy ngày được ghép thận. “Lần này sau khi ghép xong, em đi tiểu nhiều. Không để bác sĩ đếm từng giọt như lần trước”. Nghe Sơn vui vẻ nói chuyện, tôi bồi hồi nhớ lại đúng ngày này của 15 năm trước, tôi vào thăm lúc Sơn tỉnh dậy sau khi vừa ghép thận. Hôm ấy tôi đi cùng GS. Phạm Như Thế, khi ấy là Giám đốc BVTW Huế. Lúc vào phòng Sơn thì thấy cả GS. Bùi Đức Phú, Phó Giám đốc BV, người trực tiếp tham gia và tiếp nhận kỹ thuật ghép thận. Hai người rất mừng vì kiểm tra thấy các chỉ số bệnh nhân sau ghép thận không có gì lo ngại. Họ đang đếm từng giọt nước tiểu của bệnh nhân. Hai người thầy thuốc chia sẻ: Những người bị suy thận ở giai đoạn cuối, chỉ có ghép thận mới cứu sống được họ. Ngày ấy, bệnh nhân có điều kiện thì đi Trung Quốc hoặc Singapore. Bệnh nhân nghèo đa số tử vong.

Kíp ghép thận của BV do GSTS, bác sĩ Bùi Đức Phú đảm nhiệm được đào tạo cơ bản ở nước ngoài, nhưng vẫn còn một số khó khăn. BV chọn phương án tối ưu là mời chuyên gia ghép thận từ Vương quốc Bỉ và một số BV trong nước cùng tham gia ghép thận. Là ca ghép thận đầu tiên nên kinh nghiệm điều trị, thuốc, điều kiện chăm sóc bệnh nhân… không được thuận lợi. Với tinh thần vượt khó, học hỏi và quyết tâm cứu sống bệnh nhân cùng sự hiểu biết, hợp tác tốt với bác sĩ của bệnh nhân, ca ghép thận đã thành công và đi vào lịch sử, mở ra kỷ nguyên phát triển khoa học kỹ thuật của BV TW Huế.

Năm 2011, BV thực hiện thành công ghép tim. Bệnh nhân Mậu Đức nếu không được ghép tim, cuộc đời của em chỉ kéo dài thêm 3 tháng. Sau khi được cứu sống, Đức có thêm một bé gái giờ đã 3 tuổi. Anh đang là nhân viên Phòng Bảo vệ BV TW Huế. Năm 2013, BV tiếp tục ghép thành công thận cho bệnh nhân Cẩm Tú, bị BV Đa khoa Cần thơ cắt nhầm hai quả thận trong tình trạng mang trên mình nhiều bệnh nguy hiểm…

Tình thương vô bờ

“Bệnh viện TW Huế là nơi sinh ra em lần thứ hai. Em nhớ mãi lần ghép thận đầu tiên, có nhiều bác sĩ tận tình chăm sóc em, GS, bác sĩ Phạm Như Thế, GS bác sĩ Bùi Đức Phú, bác sĩ Phan Thị Tuyết, bác sĩ Uyên, bác sĩ Tuấn Anh…Suốt thời gian nằm viện, bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc em như em bé đang tập đi. Ai cũng lo lắng cho em, nhất là vấn đề chống thải ghép, phòng nhiễm trùng…”. Sơn bùi ngùi nhớ lại. “Ngày đó, bác sĩ Tuấn Anh hơn em có một tuổi. Em 27, anh ấy 28, coi em như em trai. Suốt 3,5 tháng nằm bệnh viện, anh ấy ngày hai lần đến thăm khám, hướng dẫn em cách tự chăm sóc bản thân. 15 năm qua, ngoài lúc vào Huế khám định kỳ, bọn em chủ yếu làm việc qua điện thoại. Có lần anh ấy chủ động điện thoại nhắc nhở em uống thuốc, ăn uống… cả tiếng đồng hồ”. Sơn xúc động kể .

Sơn bảo: 15 năm qua, ghép thận trở thành thường qui ở BVTW Huế, nên lần này không phải lo lắng như trước. Sơn may mắn được GS. Bùi Đức Phú ghép thận, nên càng yên tâm hơn. Bác sĩ Tuấn Anh, giờ 43 tuổi. Không còn là chàng trai trẻ, rảnh rỗi như trước đây, nhưng bây giờ, ngày hai lần, anh ấy vẫn đến bên em. Có hôm 7 h tối, vẫn còn ngồi đây. Chủ nhật cũng đến khám cho em”. Sơn kể chuyện, nghe cứ rưng rưng!

“Em mang ơn nhiều người. Cả đời này em không trả hết được ơn nghĩa của mọi người”. Sơn tâm sự. Ghép thận lần trước, Sơn được mẹ cho thận. Lần này, người em trai con dì ruột của Sơn hiến tặng “Em ấy vừa ra viện hôm qua, vào lại TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục làm việc. Mấy ngày nằm viện, em chăm sóc em ấy, mà cứ khóc mãi: vì thương em. Mới 27 tuổi, còn quá trẻ. Em ấy sẵn sàng cho, không hề suy tính. Chỉ điều ấy thôi đã giúp vợ chồng em vượt qua biết bao khó khăn chồng chất”. Giang, vợ của Sơn nói. Nhìn nước mắt rơi trên khuôn mặt phúc hậu của Giang, tôi thầm cảm phục “nếu không có một nửa của mình chăm sóc, chắc gì Sơn có được ngày hôm nay”.

Đinh Hoàng Xuân Hồng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top