ClockThứ Sáu, 19/04/2024 05:43

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

TTH - Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Đảng Cộng sản Séc - Morava luôn coi Đảng Cộng sản Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầuThúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác thiết thực trên nhiều lĩnh vực Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

 Lãnh đạo Trung ương và tỉnh tham dự Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào diễn ra tại Huế

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt

Thừa Thiên Huế là một trong 10 tỉnh của tuyến biên giới Việt Nam - Lào, với chiều dài 84km, có 2 cửa khẩu là Hồng Vân - Cô Tài và A Đớt - Tà Vàng; có vị trí chiến lược quan trọng đối với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Với tiềm năng logistics của Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (5 triệu lượt khách/năm), cảng biển nước sâu Chân Mây (tiếp nhận tàu có trọng tải đến 70.000 tấn) và lợi thế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang kinh tế Đông - Tây nối Việt Nam với Lào, Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ngắn nhất hiện nay ra Biển Đông của hành lang kinh tế quan trọng này.

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Lào nhiều năm qua tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực. An ninh quốc phòng tuyến biên giới được củng cố và giữ vững, góp phần quan trọng vào việc xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển toàn diện. Hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, văn hóa, y tế có nhiều tiến triển, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế tại địa phương.

Mặc dầu phải đóng cửa khẩu trong 2 năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng từ tháng 9/2022, sau khi Chính phủ Lào cho phép mở lại tất cả các cửa khẩu thì hoạt động xuất, nhập khẩu bắt đầu phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là điện năng, vật liệu xây dựng, vải dệt thoi PP từ vải, máy móc thiết bị; kim ngạch nhập khẩu tăng 93,4% so với cùng kỳ năm trước với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là muối tinh, than đá, gỗ, dăm gỗ, cao su tự nhiên. Thừa Thiên Huế luôn quan tâm hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện nghiên cứu đầu tư, hỗ trợ thủ tục cấp phép, thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng… và các thủ tục về thương mại quốc tế.

Đôi bên cùng thắng

Thời gian tới, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung phát triển hạ tầng giao thông trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, nhất là thực hiện chủ trương, thỏa thuận của hai Chính phủ Việt - Lào nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt - Lào và với mong muốn đồng hành, hỗ trợ phía Lào tiếp cận, sử dụng hạ tầng giao thông phục vụ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa thông qua các cảng biển Chân Mây, Thuận An.

Nâng cao hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu đã có, phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ, du lịch giữa hai nước gắn với tăng cường công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh. Thừa Thiên Huế đã có kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49 qua cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài - Salavan (Lào) và cho nghiên cứu, sớm đầu tư tuyến đường 71 thông qua hai cặp cửa khẩu nói trên. Đây là 2 tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực phát triển cho các nước nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

Với chiến lược trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội là công tác kêu gọi đầu tư và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và thuận lợi cho các nhà đầu tư, Thừa Thiên Huế luôn chào đón các doanh nghiệp đến đầu tư, kinh doanh với phương châm đôi bên cùng thắng, hợp tác vì phát triển và thịnh vượng. Hạ tầng 6 khu công nghiệp, Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu Kinh tế cửa khẩu A Đớt đã đầu cơ bản hoàn thiện hạ tầng đón các nhà đầu tư từ Lào. Cùng với các hạ tầng thương mại hiện có, Thừa Thiên Huế cũng đang từng bước phát triển bảo đảm lưu thông phân phối hàng hóa, phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân. Hình thành các tuyến phố đi bộ, phố đêm đã đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan, vui chơi đa dạng của người dân địa phương và du khách, góp phần nâng cao bộ mặt văn minh thương mại của tỉnh.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Savannakhet Đặng Thị Hải Tâm đánh giá cao chương trình hợp tác phát triển giữa Thừa Thiên Huế với các tỉnh Nam Trung Lào trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Đồng thời, đề nghị tỉnh tăng cường thúc đẩy hợp tác phát triển với các địa phương của Lào trên các lĩnh vực du lịch, thương mại, giáo dục và đào tạo trong thời gian đến.

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư Lào - Việt Nam diễn ra ở tỉnh Savannakhet vào tháng 4/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương nhấn mạnh, với mong muốn hỗ trợ một cách tốt nhất các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chuỗi cung ứng vào tỉnh Thừa Thiên Huế, chính quyền tỉnh cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về thủ tục hành chính nhanh gọn; tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thuận lợi, hiệu quả. Ngoài ra, tỉnh cam kết hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương nước bạn Lào đến học tập, du lịch, khám, chữa bệnh, đi lại, kinh doanh một cách thuận lợi nhất vì Việt Nam - Lào: Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Return to top