ClockThứ Sáu, 27/01/2017 10:08

Ngày đầu năm mới, nhớ ăn 8 món này

Đối với nhiều người trong chúng ta, năm mới là dịp để ăn những món truyền thống. Và có một số món ăn đã trở thành biểu tượng may mắn của nhiều nước trên thế giới, không thể thiếu trong giờ phút trời đất giao hoà.

"Đau đầu" đón TếtRộn ràng Tết Việt ở nước ngoài7 loại cây may mắn trong quan niệm Tết của người Trung Quốc“Bánh Tết 12 giờ” của Việt Nam lên báo nước ngoài

Các nền văn hoá 5 châu mừng năm mới với các loại thực phẩm độc đáo của riêng mình. Nhiều món ăn trong số đó được tin là sẽ mang lại may mắn, sức khoẻ hoặc thịnh vượng.

Ví dụ, người Nhật có truyền thống húp mì sợi dài để cầu sống lâu, người Ý ăn đậu lăng để mong phát tài, người Hà Lan ăn bánh chiên để tránh bị nữ thần Perchta cắt dạ dày và nội tạng, làm dấy bẩn quần áo...

Vì vậy, nếu bạn muốn gặp may mắn trong dịp năm mới, hãy thử 8 món ăn đặc trưng dưới đây.

Hà Lan: Oliebollen

Vào đêm giao thừa, người dân Hà Lan thường ăn bánh chiên Oliebollen hoặc bánh rán nhỏ rắc nho/nho khô. Truyền thống ăn Oliebollen (nghĩa là “quả bóng dầu”) được cho là bắt nguồn từ các bộ tộc ở Đức nhằm tránh khỏi lưỡi dao của nữ thần Perchta.

Theo truyền thuyết, nữ thần Perchta sẽ bay qua bầu trời vào đêm giao thừa, cắt tất cả dạ dày của những người bất phục tùng. Người dân Hà Lan tin rằng ăn bánh chiên có nhiều dầu mỡ sẽ làm trượt lưỡi dao của bà ta.

Ảnh: FOX NEWS

Tây Ban Nha: 12 trái nho

Rất nhiều người nhâm nhi champagne để chào đón năm mới, nhưng ở Tây Ban Nha (và một số khu vực châu Mỹ Latinh khác), người dân ăn 12 quả nho vào lúc nửa đêm. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1880, được cho là sao chép truyền thống thưởng thức champagne và nho vào ngày cuối cùng trong năm của người Pháp.

Ảnh: FOX NEWS

Trước đây, cư dân Madrid – Tây Ban Nha thường đi tới quảng trường Puerta del Sol để nghe tiếng chuông ngân nga vào đêm giao thừa. Họ ăn nho như một cách mỉa mai rằng mình cũng có thể ăn loại trái cây này giống tầng lớp quý tộc.

Còn ngày nay, truyền thống ăn 12 quả nho để chào đón năm mới vẫn được duy trì. Mọi người thậm chí có thể mua sẵn 12 quả nho đựng trong hộp thiếc đã bóc vỏ và tách hạt. Có người còn nói phải ăn 12 quả nho trong vòng 12 giây đầu tiên của năm mới để may mắn suốt cả 12 tháng.

Ý: Cotechino con Lenticchie

Món hầm truyền thống Cotechino con Lenticchie là sự kết hợp giữa thịt heo và đậu lăng. Đây được xem là 2 biểu tượng ẩm thực may mắn của người Ý.

Người dân nước này cho biết heo lúc ăn luôn dũi mõm về phía trước, tượng trưng cho sự tiến bộ. Đối với đậu lăng, chúng có hình dạng như đồng xu nhỏ, tượng trưng cho may mắn. Vì vậy, ăn Cotechino con Lenticchie vào đêm giao thừa được cho là sẽ mang lại sự thịnh vượng suốt cả năm mới.

Ảnh: FOX NEWS

Đức: Berliner Pfannkuchen

Tại thủ đô Berlin – Đức, các tiệm bánh địa phương bán bánh rán vòng nhân thạch Berliner Pfannkuchen vào ngày cuối năm để người mua thưởng thức vào buổi tối cùng ngày. Loại bánh này thường được phủ mứt trái cây như mận, mơ hoặc mâm xôi.

Tuy nhiên, trang History.com cảnh báo một số cửa hàng “chơi khăm” người mua bằng cách phủ mù tạt thay vì thạch.

Ảnh: FOX NEWS

Hy Lạp: Vasilopita

Đối với người Hy Lạp, đêm giao thừa không thể thiếu món tráng miệng Vasilopita. Chuyên gia dinh dưỡng Elena Paravantes mô tả món ăn này giống như “bánh ướt”, làm từ các nguyên liệu truyền thống như đường, sữa, trứng, cam và vỏ cam.

Ảnh: FOX NEWS

“Người Hy Lạp kẹp một đồng xu vào chiếc bánh rồi cắt vào lúc nửa đêm. Mỗi thành viên trong gia đình được một miếng bánh. Miếng của người nào chứa đồng xu thì người đó sẽ may mắn cả năm” – bà Paravantes giải thích.

Thông thường, người ta viết ngày năm mới lên chiếc bánh nhưng cũng có người trang trí Vasilopita với hạnh nhân cắt lát hoặc đơn giản là phủ đường lên trên.

Nhật Bản: Toshikoshi Soba

Đêm giao thừa, người Nhật hay ăn một bát mì soba nóng gọi là Toshikoshi Soba (mì "năm đã qua"). “Món mì kiều mạch này dài hơn so với bình thường bởi soba tượng trưng cho tuổi thọ” – tờ The Chicago Tribune cho biết. “Theo một số sử gia, soba biểu hiện cho sức mạnh và khả năng hồi phục do những cây kiều mạch vẫn đứng dậy sau khi bị mưa gió quật ngã” - tờ Japan Times bổ sung.

Nhiều người không cắt ngắn sợi mì khi ăn vì sợ “cắt ngắn cả tuổi thọ”. Vì vậy, họ để nguyên sợi rồi nuốt vào bụng.

Ảnh: FOX NEWS

Miền Nam nước Mỹ: Đậu mắt đen, Hoppin' John

Nhiều khu vực ở miền Nam nước Mỹ đặt đậu mắt đen trên bàn vào đêm giao thừa cùng với rau xanh nấu chín. Đó là một thành phần của món Hoppin' John, trong đó có gạo, đậu và thịt lợn.

Có một số cách lý giải nguồn gốc của loại đậu này. Giả thuyết đầu tiên, theo tờ The New York Times, là những người nô lệ châu Phi trên đường tới Mỹ đã ăn đậu mắt đen để sống sót. Khi đến nơi, họ mang những hạt đậu còn lại trồng xuống đất. Một giả thuyết khác: sau cuộc nội chiến, các binh sĩ phe Liên minh ăn các lương thực ở miền Nam nhưng lại không chú ý đến loại đậu mắt đen nên người dân địa phương có giống để phát triển.

Ảnh: FOX NEWS

Ireland: Bánh mì bơ

Các hộ gia đình ở Ireland vào đêm giao thừa để bánh mì bơ trên ngưỡng cửa để trẻ em địa phương đến nhặt. Họ tin rằng truyền thống này sẽ đem lại may mắn trong năm mới.

Ảnh: FOX NEWS
Theo Người lao động
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Thiếu nữ Huế & tết

“Tết” - chỉ một từ ấy thôi mà làm xao xuyến bao người, đặc biệt là với những thiếu nữ, lứa tuổi hoa chơm chớm như nụ hồng, rạo rực đón mùa xuân mới với bao mơ ước thầm kín trong tâm hồn thanh khiết, băng tâm.

Thiếu nữ Huế  tết
Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết

Sáng 11/2 (mồng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trên các tuyến phố chính như Lê Lợi, Hà Nội, Lê Duẩn, Hùng Vương...và hai đầu cầu Phú Xuân, Dã Viên (TP. Huế), tình trạng kẹt xe diễn ra nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết giao thông để kéo giản lượng người, phương tiện qua lại an toàn.

Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết
Đi lễ nhà thờ họ

Trong mưa xuân lất phất bay ngày đầu tiên của năm mới, dân làng lại tề tựu về nhà thờ họ với mâm cúng đủ đầy, mang theo bao ước vọng.

Đi lễ nhà thờ họ

TIN MỚI

Return to top