ClockThứ Hai, 23/01/2017 21:53

"Đau đầu" đón Tết

Năm cũ qua đi, năm mới đến, người dân khắp châu Á lại rộn ràng đón chào Tết Nguyên đán với nhiều lễ hội, món ngon và cả những câu chuyện rất riêng.

Không khí Tết Nguyên Đán rộn ràng khắp thế giớiNhững tập tục Tết không phải ai cũng biết

Hàn Quốc

Vào dịp Tết Nguyên đán, người dân Hàn Quốc thường gởi tặng nhau những món quà đắt tiền như thịt bò, cá khô và trái cây. Tuy nhiên, tục lệ này năm nay phải thay đổi do đạo luật chống tham nhũng có hiệu lực từ tháng 9/2016.

Theo luật mới, lãnh đạo các cơ quan nhà nước, phóng viên, giáo viên sẽ bị xử phạt nếu nhận quà tặng có trị giá trên 50.000 won (khoảng gần 1 triệu đồng). Thức thời, hầu hết các cửa hàng bách hóa đều tung ra các gói quà có giá dưới 50.000 won.

Các cửa hàng bách hóa đều tung ra các gói quà có giá dưới 50.000 won. Ảnh: KOREA TIMES

Các gói quà tặng từ thịt bò được hay bằng thịt heo do giá thành rẻ hơn. Thế nhưng nếu người nào trung thành với thịt bò vẫn có thể thỏa dạ với bộ quà tặng thịt bò Úc với giá “đạt chuẩn” 50.000 won. Bên cạnh đó, doanh số bán các sản phẩm nông – thủy sản nhập khẩu tăng, vốn là những sản phẩm có giá thấp hơn sản phẩm trong nước.

Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, Hàn Quốc nhập khẩu 1.500 tấn trứng tươi từ Mỹ và Tây Ban Nha nhằm ngăn chặn giá mặt hàng này leo thang do thiếu hụt nguồn cung từ ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm lớn nhất từ trước tới nay tại nước này.

Trung Quốc

Người dân Trung Quốc bắt đầu về quê từ ngày 13/1. Thống kê chính thức cho thấy có 8,5 triệu lượt đi vào ngày đầu tiên.

Nhiều người “đội” rét mướt suốt quãng đường xa, chạy xe máy về quê, phần muốn tránh cảnh chen chúc khi đi tàu, phần vì giá quá đắt, nhất là với lao động nhập cư. Họ không dùng điện thoại thông minh nên trông cậy hết vào bản đồ và không tránh khỏi việc đi nhầm đường vòng.

Đường phố Bắc Kinh treo đèn lồng đón xuân. Ảnh: TÂN HOA XÃ

Không chỉ ám ảnh trước cảnh người người lũ lượt về quê, nhiều người độc thân còn phải chuẩn bị tinh thần trước câu hỏi của người nhà: “Khi nào lập gia đình?”.

Trang web hẹn hò jiayuan.com dẫn khảo sát về hôn nhân gia đình năm 2016, gần 60% nam giới và 50% phụ nữ cho biết họ phải đối mặt với áp lực từ cha mẹ, họ hàng. Tỉ lệ này tăng gần gấp đôi so với năm 2015, trong khi con số này trong năm 2014 lần lượt là 33% và 23%.

Một chuyện cũng đáng lo ngại vào dịp Tết khi Trung Quốc vừa ngụp lặn trong bầu không khí ô nhiễm. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chính quyền tỉnh Hà Nam ra chỉ thị mở rộng lệnh cấm pháo hiện tại ở các thành phố sang các thị trấn trong những lễ hội.

 

Cha đèo con về quê ăn Tết. Ảnh: IC

Ở Hồng Kông, người dân đổ xô đến ngân hàng để đổi tiền mới, khiến một số ngân hàng mở cửa sớm hơn thường lệ để phục vụ. Bên cạnh những người lì xì Tết với phong bao đỏ lâu nay, ngân hàng HSBC cho ra đời chức năng lì xì trên ứng dụng di động, khách hàng có thể gửi “lì xì và lời chào kỹ thuật số” cho gia đình và bạn bè từ ngày 19/1 đến ngày 15/2.

Singapore

Theo một cuộc khảo sát mới đây của Ngân hàng United Overseas (UOB), người Singapore thắt chặt chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán năm nay với các kế hoạch cắt giảm chi tiêu tổng thể. Những người trả lời khảo sát cho biết họ có ý định chi tiêu trung bình 2.503 USD/người (khoảng 56 triệu đồng) trong dịp Tết năm nay, tức giảm 11% so với năm ngoái.

Chuyên gia kinh tế của UOB, ông Francis Tan, cho biết việc “thắt lưng buộc bụng” dịp tết không hề bất ngờ khi tốc độ tăng lương ở Singapore trong năm 2016 thấp hơn năm trước đó. Chưa hết, tăng trưởng kinh tế dự đoán chậm lại trong 12 tháng tiếp theo. “Mặc dù người Singapore có kế hoạch chi tiêu ít hơn dịp Tết Nguyên đán nhưng phần lớn vẫn muốn duy trì nhiều truyền thống như bữa tối đoàn viên và lì xì người thân” - ông Tan nói thêm.

Malaysia

Nhân dịp Tết năm nay, Bộ Cứu hỏa và cứu hộ Malaysia đã cho in bộ lịch không chỉ “khoe” vẻ đẹp hình thể của đội ngũ nhân viên mà còn nhấn mạnh đến nỗ lực của họ trong việc bảo đảm an toàn và an ninh của người dân Malaysia. Bộ lịch này không bán, chỉ lưu hành nội bộ, tặng người dân tại một số sự kiện của cơ quan này nhưng nó được đông đảo người dân ưa thích.

Ảnh: THE STAR

Mỹ

Để kỷ niệm năm mới Đinh Dậu 2017, Cục In ấn và khắc tiền Mỹ (BEP) phát hành tờ 1 USD (khoảng 22.000 đồng) phiên bản Gà nhằm phục vụ cộng đồng người gốc Á. Tờ tiền được đính kèm trong phong bao đỏ in hình gà trống may mắn. Đặc biệt, số seri trên 88.888 tờ 1 USD này được bắt đầu bằng 8888.

Giá tờ tiền này được niêm yết ở mức 5,95 USD (135.000 đồng). Nếu mua trên 50 tờ, giá sẽ được giảm còn 4,5 USD (100.000 đồng) và nếu mua trên 1.000 tờ, giá mỗi tờ sẽ ở mức 3,95 USD (90.000 đồng). Tờ tiền đặc biệt được mở bán từ ngày 16/11/2016 và BEP hạn chế số lượng mỗi hộ gia đình được mua. Trong tuần đầu mở bán, mỗi hộ gia đình Mỹ chỉ được mua tối đa 250 tờ.

Số seri trên tờ 1 USD được bắt đầu bằng 8888. Ảnh: ECNS

Ngoài tờ 1 USD hình gà, dịp năm mới 2017 này BEP còn mở bán các sản phẩm tiền may mắn khác như tờ 2 USD may mắn seri bắt đầu bằng 8888, tờ 1 USD Thần tài seri bắt đầu bằng 8888, tờ 1 USD Phát Lộc với seri bắt đầu bằng 168 và 1 USD có seri bắt đầu bằng 777.

Theo Người lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Xu hướng hộp quà tặng tết 2025 mới nhất
Return to top