ClockThứ Tư, 18/10/2017 09:18
KHAI MẠC HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ 9 (KHÓA XV):

Phát triển vùng ven biển, đầm phá; nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới

TTH.VN - Thông báo nhanh kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (khóa XII); trình bày Tờ trình về phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trong tình hình mới; Tờ trình về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2020; cho ý kiến thay đổi Chương trình công tác của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh năm 2017… là những nội quan trọng được thảo luận, phân tích, làm rõ tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 9 (khóa XV) khai mạc sáng 18/10.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc hội nghị

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao chủ trì hội nghị. 

Phát biểu khai mạc, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định, những năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và đầm phá. Thế nhưng, nhiều tiềm năng, thế mạnh của vùng chưa được khai thác hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới có dấu hiệu chững lại. 

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, các đại biểu cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình; đồng thời, đề xuất các chính sách, giải pháp cơ bản, quan trọng và cấp bách, nhằm thực hiện mục tiêu “Đưa vùng biển, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành một trong những khu vực kinh tế ven biển phát triển mạnh của cả nước. Phân tích, đánh giá đúng những khó khăn hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng nông thôn mới. Theo đó, tập trung cho ý kiến về các giải pháp “phi tài chính” để nâng cao chất lượng và thúc đẩy hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. 

Các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy tham dự hội nghị

Trình bày Tờ trình về phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trong tình hình mới của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho thấy, thời gian qua, hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, đô thị được ưu tiên đầu tư tương đối đồng bộ, gắn với xây dựng nông thôn mới; khai thác, nuôi trồng thủy sản có nhiều chuyển biến. Lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ tăng nhanh, đến năm 2017 có hơn 380 chiếc, sản lượng khai thác tăng khá, năm 2016 đạt 31,4 nghìn tấn; công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thực hiện quyết liệt; thành lập 23 khu bảo vệ thủy sản; trồng mới gần 600 ha rừng ngập mặn tập trung…

Tuy vậy, việc phát triển du lịch vùng ven biển, đầm phá còn một số hạn chế. Sản phẩm du lịch vùng ven biển, đầm phá còn nghèo nàn; chủ yếu tập trung vào khai thác dịch vụ lưu trú và một số bãi tắm; chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, lặn biển, du thuyền… Hệ thống giao thông kết nối vùng biển, đầm phá chưa được đầu tư đồng bộ; cảng biển du lịch Chân Mây vẫn đang còn ở giai đoạn xúc tiến đầu tư để phát triển thành cảng biển du lịch quốc tế; thiếu các bến thuyền trên vùng đầm, phá và các mô hình nhà nghỉ sinh thái để phục vụ du khách nghỉ qua đêm, nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách…

Toàn cảnh Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 9 (khóa XV) khai mạc sáng 18/10

Từ Tờ trình về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2020 do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà trình bày tại hội nghị cho thấy, sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tình hình sản xuất và đời sống của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Toàn tỉnh hiện có 23/104 xã đạt chuẩn nông thôn mới; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nhiều nguồn vốn; việc huy động nguồn lực do dân đóng góp đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2016, người dân đóng góp tiền, đất đai, hoa màu, ngày công trị giá gần 50 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã huy động hơn 1.250 tỷ đồng để đầu tư chương trình xây dựng nông thôn mới…

Nêu những tồn tại, yếu kém, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà chỉ rõ, công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương có dấu hiệu chững lại; tuyên truyền chưa được quan tâm; năng lực điều hành, triển khai chương trình của các địa phương còn hạn chế; việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí còn lung túng; có địa phương tự thỏa mãn với những kết quả vừa đạt được; nguồn vốn huy động đạt thấp so với yêu cầu…

Trước thực tế đó, cuối buổi sáng, đầu buổi chiều cùng ngày, các đại biểu tham dự hội nghị đã tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến, đề ra các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2020 đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Clip toàn cảnh hội nghị

Phong - Triều - Thành (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top