Thế giới

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

ClockThứ Năm, 09/05/2024 16:02
TTH.VN - Dữ liệu hải quan hôm nay (9/5) cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng trưởng trở lại sau đợt giảm tháng trước, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế vốn đang còn bấp bênh của nước này.

Trung Quốc: Nhiều thành phố nới lỏng hơn nữa chính sách mua nhàNền kinh tế Trung Quốc năm 2024 sẽ tăng trưởng 5,3% nhờ bất động sản ổn địnhHoạt động nhà máy tháng 3 của Trung Quốc mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng

 Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau đợt giảm hồi tháng 3/2024. Ảnh: Shutters Stock

Theo phân tích của CNA, một loạt các biện pháp hỗ trợ chính sách trong vài tháng qua đang thu hút sự chú ý và giúp ổn định niềm tin mong manh của nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Các lô hàng xuất khẩu từ Trung Quốc trong tháng 4 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 7,5% trong tháng 3 - đợt giảm đầu tiên kể từ tháng 11/2023.

Nhập khẩu của nước này trong tháng 4  cũng tăng 8,4%, vượt qua mức tăng dự báo 4,8% và đảo ngược mức giảm 1,9% trong tháng 3.

Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết: “Xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm đến nay. Nhu cầu trong nước yếu dẫn đến áp lực giảm phát, làm tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của Trung Quốc”.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý I năm nay, mặc dù dữ liệu về xuất khẩu, lạm phát tiêu dùng, giá sản xuất và cho vay ngân hàng trong tháng 3 cho thấy đà tăng trưởng có thể chững lại. Cuộc khủng hoảng tài sản kéo dài cũng có ít dấu hiệu suy giảm, làm dấy lên lời kêu gọi cần có chính sách kích thích nhiều hơn.

Trong quý I, cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên cơ sở một quốc gia, trong khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên cơ sở khu vực.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN đã tăng 8% trong tháng 4 so với một năm trước, trong khi nhập khẩu tăng 5%.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU giảm khoảng 3,5% trong khi nhập khẩu tăng gần 2,5%.

Một chuỗi dữ liệu kinh tế vượt dự báo trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 và cuộc khảo sát chủ sở hữu nhà máy trong tháng 3 cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thành công vượt qua một số thách thức ban đầu, giúp giới chức nước này có thêm thời gian để nâng cao niềm tin mong manh của nhà đầu tư và khôi phục tăng trưởng.

Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng Fitch đã hạ triển vọng xếp hạng tín dụng quốc gia của Trung Quốc từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực” vào tháng trước, với lý do rủi ro đối với tài chính công khi tăng trưởng chậm lại và nợ chính phủ tăng.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng trước tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ thận trọng và chính sách tài khóa chủ động, thông qua lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay - điều mà nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ là một thách thức nếu không có thêm nhiều biện pháp kích thích.

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã gặp khó khăn trong gần như cả năm ngoái khi lãi suất tăng cao đè nặng lên nhu cầu nước ngoài. 

Theo nhiều nhà phân tích, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang tiếp tục giảm giá để duy trì doanh số bán hàng ở nước ngoài, giữa bối cảnh nhu cầu trong nước yếu.

Dan Wang, nhà kinh tế trưởng tại Hang Seng Bank China, cho rằng sự dư thừa công suất ở nhiều ngành sẽ tiếp tục làm giảm giá xuất khẩu trong những tháng tới. Và khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để tránh nguy cơ các lệnh trừng phạt từ Mỹ, nước này dự kiến sẽ xuất khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào công nghiệp như hóa chất, vải, phụ tùng ô tô và máy móc xe điện.

Được biết, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng lên 72,35 tỷ USD trong tháng 4, so với 58,55 tỷ USD vào tháng 3.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Return to top