ClockThứ Bảy, 13/10/2012 15:26

Tăng thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTH.VN - Bà Lâm Thị Thu Sửu, GĐ Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển xã hội (Liên hiệp các Hội KH&KT TTH) cho biết, thông qua chương trình tài trợ cộng đồng của quỹ Planet Wheeler Foundation, từ tháng 9/2012 đến 7/2013, Trung tâm cùng Tổ chức Tình nguyện viên quốc tế Úc (AIV) triển khai Dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) ở phường Hương Chữ (thị xã Hương Trà). Đây là mô hình giúp xóa đói giảm nghèo, giảm ô nhiễm môi trường cũng như cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng sản lượng cây trồng.

Với mục tiêu thu gom, xử lý, phân loại rác thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất PHCVS phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của địa phương, dự án sẽ hỗ trợ thiết lập hệ thống ủ PHCVS cho hơn 20 hộ gia đình tại địa phương.

Thông qua việc ứng dụng công nghệ làm phân vi sinh, các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, rác thải hữu cơ sinh hoạt hàng ngày sẽ được xử lý, giảm bớt mùi hôi thối trong không khí, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân gây bệnh cũng như tạo ra một nguồn cung cấp PHCVS liên tục cho nền nông nghiệp vốn đặc thù chuyên canh về rau xanh như Hương Chữ.
 
 
Phân bón hữu cơ vi sinh được người dân xã Hương Chữ làm từ rác. Ảnh: Minh Trang
 
Để dự án được triển khai hiệu quả, Trung tâm sẽ phối hợp cùng Đoàn thanh niên phường Hương Chữ thực hiện các hoạt động như tổ chức hội thảo, tập huấn mô hình sản xuất, hướng dẫn nông dân tự mình xây dựng mô hình ủ PHCVS ở hộ gia đình…
 
Trước đó, ông Hà Văn Ngừng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hương Chữ sau khi bón thử nghiệm trên cây hành cho biết: Cây hành được bón PHCVS có đặc điểm thân cao, xanh, cứng, lá ít bị xọa và ít sâu hơn so với những cây hành không được bón phân, thời gian thu hoạch ngắn, năng suất cao hơn so với cây hành không được bón phân.
 
Tương tự, ông Lê Đình Mừng (Hương Chữ, Hương Trà) sau khi bón thử nghiệm trên cây hành cho biết, những cây hành được bón PHCVS ít sâu bệnh, năng suất và giá bán cao hơn. Với 60 m2 đất, lúc trước mỗi vụ tôi thu hoạch 70 – 80 kg, thời gian tầm 45 ngày. Hiện tại, cũng trên diện tích đó khi bón PVS, năng suất thu được lên đến 140 kg mà thời gian thu hoạch chỉ còn lại 35 ngày. Với 3 bể ủ PHCVS thử nghiệm, bình quân 45 ngày sẽ cho ra 1,5 tấn. Số phân này để phục vụ các hoạt động  nông nghiệp của gia đình và bán cho các hộ khác với giá 1.000 đ/kg, ông Mừng cho biết thêm.
 
Theo tính toán, để sản xuất ra 1kg PHCVS người dân tốn từ  500 - 700 đ/kg (trong đó bao gồm công lao động, tiền mua chế phẩm vi sinh, tiền mua phân NPK...). Giá thành này thấp hơn rất nhiều so với các loại PHCVS trên thị trường (Sông Hương: 1.400 đ/kg; Điền Trang: 1.700 đ/kg; Sông Danh: 1.500 đ/kg).
 
Anh Trần Bá Quốc, chuyên viên phụ trách dự án (Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển xã hội) cho biết: phân HCVS là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ phế thải nông nghiệp như: Phân trâu, bò, lợn, gà, rơm rạ, bèo… được ủ với men vi sinh. PHCVS tự làm chứa mật độ vi sinh vật hữu ích cao, phân giải lân, cố định đạm, khử mùi... giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Để sản xuất PHCVS, người dân phải dùng men vi sinh. Men này sẽ phân hủy các loại nguyên liệu trong thời gian 45 - 50 ngày và trở thành PHCVS có giá trị dinh dưỡng cao cho cây trồng, giảm các loại nấm bệnh và sâu bệnh, giúp đất có độ mùn, màu mỡ…
 
Tin rằng, với mô hình sản xuất PHCVS phục vụ cho canh tác nông nghiệp, Hương Chữ sẽ trở thành một trong những địa phương đẩy mạnh việc ứng dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường cũng như trở thành nơi chuyên cung cấp rau an toàn cho Thừa Thiên Huế - anh Quốc nhận định.
 
 
Hàn Đăng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

TIN MỚI

Return to top