ClockThứ Sáu, 09/11/2018 20:46

Thái Lan ưu tiên phát triển ASEAN bền vững khi trở thành chủ tịch luân phiên của khối

TTH - Dựa trên những chủ đề về khả năng phục hồi và đổi mới, Thái Lan đang tiến hành các bước để biến tính bền vững trở thành ưu tiên chính của ASEAN khi nước này chuẩn bị trở thành chủ tịch của khối khu vực vào năm 2019 tới.

Nhật Bản, Thái Lan hợp tác thúc đẩy thương mại tự doBangkok là thành phố đón nhiều du khách nhất thế giới

Thái Lan sẽ chính thức đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên vào ngày 1/1/2019. Ảnh: Cryptocurry

Với sự tham gia Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và những hội nghị liên quan khác của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Vụ trưởng Vụ các vấn đề ASEAN, thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan, ông Suriya Chindawongse khẳng định: “Chúng tôi sẽ nhấn mạnh hơn nữa về tính thông minh và bền vững khi ít nhất đã có một số quốc gia ASEAN tập trung phát triển các thành phố thông minh. Điều này có nghĩa mọi người sống trong các thành phố thông minh phải cảm nhận được tất cả những lợi thế. Nếu công nghệ không có sẵn cho tất cả mọi người, sự chênh lệch, bất bình đẳng sẽ xảy ra”.

Cũng theo vụ trưởng, cùng với việc cam kết thúc đẩy các kết nối ASEAN để phát triển hơn nữa, việc quản lý biên giới đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ các nước khỏi những mối đe dọa bao gồm cả tội phạm xuyên quốc gia. Với sự có mặt của lãnh đạo 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác, các đại biểu cũng sẽ thảo luận về hướng phát triển kinh tế và cách thức giải quyết vấn đề về chủ nghĩa bảo hộ...

Được biết, đây sẽ là lần cuối cùng Singapore tổ chức hội nghị với cương vị chủ tịch của khối. Lễ bàn giao chức vụ chủ tịch sẽ được diễn ra vào 16h30 – 17h ngày 15/11, trước khi Thái Lan chính thức đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên vào ngày 1/1/2019.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Return to top