ClockChủ Nhật, 25/09/2016 18:06

Thế giới cần hỗ trợ các nước kém phát triển nhất để đạt mục tiêu năm 2021

TTH - Trừ khi tiến độ được đẩy nhanh một cách đáng kể, cùng với sự hỗ trợ đầy đủ từ cộng đồng quốc tế, nếu không các quốc gia kém phát triển nhất thế giới (LDC) sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng và năng suất mà chính các nước này đã đặt ra trong mục tiêu năm 2021, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jan Eliasson cảnh báo.

Trẻ em ở Afghanistan - một trong những nước kém phát triển nhất thế giới. Ảnh: Reuters

“Thiên tai, dịch bệnh, các tình huống xung đột và hậu xung đột, cũng như tình trạng biến đổi khí hậu đang tiếp tục làm suy yếu tiến độ hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững”, ông Eliasson nói với các nhà lãnh đạo từ 48 nước kém phát triển - gồm hơn 880 triệu người (khoảng 12% dân số thế giới) nhưng chỉ chiếm chưa tới 2% GDP toàn cầu.

“Các nước kém phát triển sẽ cần sự hỗ trợ mạnh mẽ để đa dạng hóa sản xuất, thúc đẩy thương mại và bảo vệ lợi ích phát triển từ những cú sốc bên ngoài”, Phó thổng thư ký Eliasson nhấn mạnh, đồng thời nhận định rằng, trừ khi tiến trình này tăng tốc đáng kể trong 5 năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực, nếu không sẽ không thể đạt được Chương trình hành động Istanbul vào năm 2021.

Chương trình được thông qua tại một cuộc họp của LHQ vào năm 2011, thiết lập một danh sách toàn bộ các mục tiêu cần đạt được của các nước kém phát triển vào năm 2021, bao gồm tăng trưởng kinh tế bền vững bằng cách tăng năng lực sản xuất, bồi dưỡng nhân lực và phát triển xã hội trong sự bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, cùng như tăng cường nguồn lực tài chính và quản trị hiệu quả.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Return to top