Thế giới Thế giới
Thủ tướng Anh: Những người ủng hộ Brexit cần chấp nhận rủi ro
TTH.VN - Thủ tướng Anh David Cameron ngày hôm nay (28/2) đưa ra lời thách thức rằng, những người ủng hộ việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) cần chấp nhận các rủi ro liên quan, trong bối cảnh đất nước đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại EU vào tháng 6 tới đây.
![]() |
Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: AFP |
Trong một bài báo được đăng trên tờ Sunday Telegraph, ông Cameron cảnh báo những khoảng trống liên quan đến Brexit sẽ là "canh bạc của thế kỷ".
"Khi những người ủng hộ việc London rút khỏi EU được yêu cầu đặt ra một tầm nhìn nếu đất nước ở bên ngoài liên minh, họ trở nên vô cùng mơ hồ. Vì vậy, điều đó đơn giản là không đủ để khẳng định tất cả mọi thứ sẽ ổn khi tương lai của nước ta đang bị đe dọa", Thủ tướng David Cameron cho biết.
Ông Cameron đặt câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra với hợp tác an ninh châu Âu, đồng thời cũng thách thức những ý tưởng cho rằng nước Anh sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn trên trường quốc tế nếu đứng một mình.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, việc rời khỏi châu Âu sẽ mang lại đầy rủi ro", Thủ tướng Anh nhấn mạnh.
Được biết, ông Cameron đang cố gắng thuyết phục các thành viên của đảng Bảo thủ khi có đến 6 bộ trưởng ủng hộ Brexit, cùng với số lượng đáng kể các nghị sĩ đến từ đảng Tory.
Liên quan đến vấn đề Brexit, các Bộ trưởng Tài chính G20 cảnh báo, Brexit sẽ là một "cú sốc" trong bối cảnh tình hình kinh tế đang tiếp tục suy giảm và xuất hiện các lỗ hổng trong nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên hôm 27/2, Thị trưởng London Boris Johnson, người dẫn đầu chiến dịch Brexit cho biết, chiến dịch "ở lại" đã phóng đại những rủi ro. "Tôi sẽ làm mọi việc có thể để loại bỏ những lo sợ vô nghĩa. Vương quốc Anh có thể nắm giữ một tương lai thực sự tuyệt vời, với một nền kinh tế năng động hơn và một cuộc sống hạnh phúc hơn", ông Johnson nói với tờ báo The Times.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Newsunited)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc