Thế giới

Rủi ro của ngành dầu mỏ tăng khi sự bất ổn cung - cầu cao hơn

ClockThứ Ba, 05/03/2024 06:21
TTH - Theo Tạp chí The Business Times ngày 4/3, các nhà quan sát cảnh báo ngành dầu mỏ sẽ đứng trước nhiều rủi ro hơn, trong bối cảnh sự không chắc chắn liên quan đến cung và cầu của loại hàng hóa này.

Xuất khẩu phi dầu mỏ của Singapore giảm tháng thứ 11 liên tiếpOPEC giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu nhờ kinh tế ổn định

 Một tàu chở dầu di chuyển trên Đại Tây Dương. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cho đến nay trong năm 2024, giá dầu chuẩn, dầu Brent và dầu West Texas Middle (WTI) vẫn bị giới hạn do việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), cũng như những lo ngại tiếp tục về nhu cầu trì trệ từ Mỹ và Trung Quốc.

Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, giá dầu năm nay cũng giao dịch trong phạm vi chặt chẽ hơn so với cùng kỳ một năm trước đó. Dầu Brent đã giao dịch trong khoảng từ 75,89 - 83,67 USD/thùng cho đến nay trong năm 2024, trong khi phạm vi này từng được ghi nhận rộng hơn ở mức 77,84 - 88,19 USD/thùng vào năm 2023. Tương tự, WTI đã giao dịch ở mức giá từ 70,38 - 79,19 USD/thùng trong năm nay, so với mức giá từ 72,84 - 81,62 USD trong một năm trước đó.

Chiến lược gia tiền tệ Sim Moh Siong của Ngân hàng Bank of Singapore (BOS) cho rằng, nhu cầu trong thời gian tới “không chắc chắn”; đồng thời lưu ý tăng trưởng nhu cầu từ Trung Quốc, một trong những nước mua dầu thô hàng đầu trên toàn cầu có vẻ “mờ nhạt”.

Về mặt nguồn cung, những bất ổn địa chính trị, như căng thẳng ở Trung Đông và các cuộc tấn công gần đây ở Biển Đỏ đã dẫn đến việc định tuyến lại loại hàng hóa này, và điều này cũng khiến giá dầu được hỗ trợ cho đến thời điểm hiện nay.

Nguồn cung từ các nước ngoài OPEC cũng tăng nhanh hơn dự kiến. Chẳng hạn như, Mỹ thường có “mối quan hệ tỷ lệ” giữa các giàn khoan dầu và sản lượng dầu. Các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ gần đây đã nâng cao hiệu quả của các giàn khoan thông qua nhiều phương pháp, cũng như tập trung sự chú ý và năng lực khoan vào các địa điểm có tiềm năng nhất về sản lượng.

Ông Sim Moh Siong dự báo, giá dầu Brent năm nay sẽ đạt trung bình 75 USD/thùng, giảm so với mức 85 USD/thùng trước đó. Tuy nhiên, ông kỳ vọng giá dầu chuẩn sẽ duy trì quanh mức 80 USD/thùng vào đầu năm 2024, và các mức giá sẽ hạ nhiệt vào cuối năm nay.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại Công ty Rystad Energy cũng kỳ vọng giá dầu sẽ ở quanh mức 80 USD/thùng nhờ hoạt động lọc dầu tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như sự quản lý nguồn cung từ OPEC+.

“Trong bối cảnh sự gián đoạn địa chính trị trong các dòng chảy thương mại, tất cả các khu vực được dự báo sẽ tăng cường an ninh năng lượng”, các nhà phân tích nói thêm; đồng thời cảnh báo mối lo ngại về nguồn cung từ châu Âu có thể thúc đẩy biến động trên thị trường.

Tiếp đó, bà Ann-Louise Hittle, Phó Chủ tịch phụ trách thị trường dầu mỏ của Công ty Wood Mackenzie dự báo, nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 1,9 triệu thùng/ngày trong năm nay, mở rộng từ mức tăng 1,7 triệu thùng/ngày hồi năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu dự kiến sẽ hỗ trợ vừa phải cho giá cả trong nửa cuối năm 2024 so với mức hiện tại. Về mặt nguồn cung, bà Ann-Louise Hittle dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, “phản ánh sự hạn chế sản lượng vừa phải” từ OPEC+.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Âm ỉ… chuyện hụi

Mới đây, lực lượng công an phát hiện, bắt giữ một đối tượng chơi hụi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền hơn 5 tỷ đồng của nhiều người. Hụi… vẫn âm ỉ diễn ra trong đời sống của không ít người dân trong tỉnh.

Âm ỉ… chuyện hụi
Return to top