Thế giới
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

ClockChủ Nhật, 10/03/2024 10:52
TTH.VN - Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

APEC là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, triển khai hành động là vô cùng quan trọngCác nền kinh tế APEC cần đầu tư vào công nghệ bền vững mới

 Hoạt động tại một cảng hàng hóa ở thành phố Duisburg, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Báo cáo vừa được cập nhật của PSU dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức vừa phải vào năm 2025, ở mức 2,8% trong bối cảnh những bất ổn toàn cầu tiếp tục gây áp lực lên quá trình phục hồi kinh tế, bên cạnh những tác động chậm trễ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ, cũng như các biện pháp hỗ trợ tài chính thu hẹp quy mô mà các nền kinh tế APEC phải đối mặt.

Trong đó, ông Carlos Kuriyama, Giám đốc PSU cảnh báo, chủ nghĩa bảo hộ vẫn tiếp tục là vấn đề, khi số lượng các biện pháp hạn chế và biện pháp khắc phục thương mại lại tăng lên trong năm 2023.

“Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang chứng kiến sự gia tăng trong việc tạo thuận lợi thương mại, với số lượng các biện pháp có hiệu lực tăng từ 618 biện pháp vào năm 2022 lên 682 biện pháp trong năm 2023. Điều này thật đáng khích lệ”, ông Carlos Kuriyama nói thêm.

Ngoài ra, lạm phát trong khu vực đang sụt giảm, đạt mức 3% vào tháng 12/2023 so với 6,1% hồi tháng 12/2022. Báo cáo của PSU cũng lưu ý, mặc dù lạm phát đang giảm nhưng những điều chỉnh lãi suất trong năm qua đã phần nào ảnh hưởng đến diễn biến tỷ giá hối đoái. Đồng tiền của 17 nền kinh tế APEC mất giá trung bình 6% trong giai đoạn từ tháng 2/2023 - 2/2024, tạo áp lực tăng giá và có nguy cơ mất cân đối tiền tệ. 

“Các cơ quan tiền tệ cần phải duy trì sự cảnh giác khi các sự cố ở Biển Đỏ và tình trạng hạn hán ở Kênh đào Panama đang ảnh hưởng đến các tuyến đường vận tải và chi phí vận tải hàng hóa, từ đó có thể gây ra áp lực lạm phát, khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn”, bà Rhea C. Hernando, một nhà phân tích của PSU nhận định.

Cũng theo nhà phân tích này, những vấn đề nói trên đã dẫn đến thời gian vận chuyển kéo dài thêm từ một đến hai tuần, gây ra tình trạng thiếu hụt container và tàu, cũng như nguy cơ tắc nghẽn tại cảng.

Dữ liệu vào giữa tháng 1/2024 tiết lộ, chi phí vận chuyển đã tăng gần gấp đôi, đạt mức cao nhất trong 12 tháng qua. Mặc dù dữ liệu mới nhất tính đến ngày 1/2 vừa qua đã cho thấy có sự sụt giảm, nhưng chi phí vẫn còn ở mức cao đáng kể so với một năm trước.

Bên khi đó, thương mại hàng hóa đã giảm trong 9 tháng đầu năm 2023 do nhu cầu toàn cầu suy yếu và giá các mặt hàng sản xuất và hàng hóa phi nhiên liệu thu hẹp. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu thương mại hàng hóa giảm lần lượt xuống còn -7,5% và -8%, trong khi khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu thương mại hàng hóa giảm lần lượt xuống còn -2,1% và 4,7%.

“Tin tốt đến từ thương mại dịch vụ, với mức tăng 5,5% đối với xuất khẩu và 9,2% đối với nhập khẩu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng đang giảm tốc so với năm 2022; chúng tôi nhận thấy lữ hành và du lịch, cũng như một số dịch vụ liên quan đến hàng hóa như dịch vụ dữ liệu đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng này”, ông Glacer Niño A. Vasquez, một nhà nghiên cứu của PSU cho hay.

Giám đốc PSU Carlos Kuriyama kết luận: “Chúng ta cần sự kết hợp giữa các chính sách tài chính và tiền tệ cân bằng, đồng thời cần tăng cường hợp tác khu vực để giải quyết những thách thức hiện tại”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ APEC)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
Return to top