Thế giới

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

ClockThứ Ba, 26/03/2024 12:15
TTH - Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu, vàng và chứng khoán biến động mạnh sau tín hiệu từ Chủ tịch FedCác nền kinh tế ASEAN đối mặt với nhiều mối lo ngại kết hợp

 Một trạm bơm dầu thô tại tiểu bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, giá dầu thô Brent kỳ hạn đã tăng 24 cent, tương đương 0,3%, lên mức 85,67 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ tăng 25 cent, tương đương 0,3%, lên mức 80,88 USD/thùng. Hồi tuần qua, cả hai loại dầu chuẩn này đều ghi nhận mức thay đổi ít hơn 1% so với một tuần trước đó.

 Nhận định về sự gia tăng của giá dầu, ông Hiroyuki Kikukawa, Chủ tịch NS Trading, một đơn vị của Tập đoàn Nissan Securities cho biết: “Căng thẳng địa chính trị leo thang, cùng với sự gia tăng của các cuộc tấn công vào những cơ sở năng lượng tại Nga và Ukraine, kết hợp với hy vọng ngừng bắn ở Trung Đông giảm dần, đã làm dấy lên mối lo ngại về nguồn cung dầu toàn cầu”.

Bên cạnh đó, số lượng giàn khoan của Mỹ giảm cũng làm tăng lo lắng về nguồn cung thắt chặt hơn, ông Hiroyuki Kikukawa nói thêm.

Theo số liệu từ Công ty Dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số lượng giàn khoan của Mỹ đã giảm 1 giàn xuống còn 509 giàn khoan vào tuần trước, một dấu hiệu cho thấy nguồn cung thấp hơn trong tương lai.

Trong một động thái liên quan trước đó, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho hay, lượng dầu thô dự trữ tại quốc gia này đã bất ngờ giảm. Trong tuần kết thúc vào ngày 15/3, tồn kho dầu đã giảm 2 triệu thùng xuống còn 445 triệu thùng.

Ngoài ra, tuy lượng xăng dự trữ giảm tuần thứ 7 liên tiếp, với mức giảm 3,3 triệu thùng xuống còn 230,8 triệu thùng, lượng tiêu thụ xăng lại giảm xuống dưới mức 9 triệu thùng. Trong khi đó, lượng sản phẩm chưng cất dự trữ, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi đã ghi nhận mức tăng 624.000 thùng lên đạt 118,5 triệu thùng.

Đối với dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay, các dự báo ghi nhận sự khác biệt. Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho rằng, việc sử dụng dầu sẽ tiếp tục tăng trong 2 thập kỷ tới; trong khi đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2030.

Theo một báo cáo hàng tháng được công bố trong tháng 3 này, OPEC dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024, và 1,85 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Cả 2 dự báo đều không thay đổi so với tháng trước. Được biết, OPEC đã giữ nguyên con số tăng trưởng nhu cầu kể từ khi đưa ra dự báo đầu tiên cho năm 2024 hồi tháng 7 năm ngoái.

Tiếp đó, IEA dự báo nhu cầu dầu trên thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, đồng thời sẽ công bố dự báo về nhu cầu dầu trong năm 2025 vào tháng 4 tới đây. Ngoài ra, dự báo từ Công ty Nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie cho rằng, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 1,9 triệu thùng/ngày trong năm 2024, gần với mức ước tính của OPEC. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng nhu cầu trong năm 2025 thấp hơn ở mức 1,4 triệu thùng/ngày. 

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters & OPEC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rủi ro trên công trường xây dựng

Hình ảnh nhiều thợ xây cheo leo trên giàn giáo để làm việc mà không có đồ bảo hộ lao động vẫn diễn ra tại nhiều công trình xây dựng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động và những hậu quả khó lường.

Rủi ro trên công trường xây dựng
Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông

Giá dầu vào ngày 2/10 đã tăng do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể biến thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực sản xuất chính.

Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top