Cọ đỏ - người bạn cảnh quan đồng hành với cọ tàu

(TTH) - Bên cạnh cây cọ tàu, một loài cọ khác cũng thường được chọn trồng tôn tạo cảnh quan công viên, sân vườn công sở, vỉa hè đường phố, dải phân cách, các điểm xanh trong đô thị… là cọ đỏ.

Cọ đỏ - người bạn cảnh quan đồng hành với cọ tàu
Cọ tàu - Loài cây cảnh truyền thống trên đất thần kinh

(TTH) - Trong hệ thống cây xanh đô thị, nhóm cây thân cột đóng vai trò quan trọng hầu như không thể thiếu được. Chúng dự phần vào mảng xanh đô thị không vì chức năng tạo bóng mà chủ yếu là tạo nét mỹ quan, tô điểm cho không gian xanh những sắc thái lạ mắt.  

Cọ tàu - Loài cây cảnh truyền thống trên đất thần kinh
Bàng vuông - nguồn gen quý hiếm đến từ Trường Sa

(TTH) - Bàng vuông là một loài cây gỗ đặc trưng của các vùng đảo biển, thuộc họ Chiếc – Lecythidaceae, cùng chi với cây mưng (lộc vừng) - Barringtonia, tên khoa học là Barringtonia asiatica. Do có lá trông hao hao như lá bàng, quả có hình khối chóp nón 4 cạnh nên nó được gọi tên “bàng vuông”. Vì nằm trong họ chiếc, nhưng lá giống lá bàng nên nó cũng có tên là “chiếc bàng”. Ngoài ra nó cũng còn được gọi là bàng bí. Có người còn gọi nó là cây thuốc cá do dịch từ tên tiếng Anh “fish poisson tree”.

Bàng vuông - nguồn gen quý hiếm đến từ Trường Sa
Cây tếch, nguồn gen ngoại lai lạc lõng giữa lòng Cố đô

(TTH) - Ngay giữa bãi cỏ xanh rộng thênh thang phía phải Điện Thái Hòa - không biết tự bao giờ hai cây tếch đã bám đất, sinh trưởng phát triển. Giá như cơn lốc 1985 không tràn qua nơi đây để một trong hai cây phải bị xén tán, thì giờ này chúng còn cân xứng và đẹp hơn nhiều. Điều chắc chắn có thể khẳng định là chúng phải trên 50 tuổi đời, vì so với những cây ở khuôn viên Trường đại học Nông Lâm Huế thì chúng lớn gấp đôi, cả chiều cao và kích thước thân (những cây ở Trường ĐH Nông Lâm Huế cách đây 40 năm - khi tôi tiếp cận lần đầu - đã ở tuổi định hình).

Cây tếch, nguồn gen ngoại lai lạc lõng giữa lòng Cố đô
Trúc đùi gà - loài tre kiểng có ngoại hình độc đáo

(TTH) - Trong đời sống văn hóa và kinh tế, cây tre luôn đồng hành với mọi hoạt động của cộng đồng người Việt. Biết bao người từ lúc chào đời cho đến lúc an nghỉ vĩnh hằng không thể tách rời cây tre.

Trúc đùi gà - loài tre kiểng có ngoại hình độc đáo
Thàn Mát Hà Nội ngẫu nhiên xuất hiện ở Cố đô

(TTH) - Vào khoảng năm 2004, lần đầu tiên cây sưa Bắc bộ được đưa trồng trên nhiều tuyến đường của thành phố Huế. Thời điểm đó, để có nguồn giống, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã mua hạt từ Hà Nội đưa về vườn ươm. Trong quá trình dẫn giống, gieo ươm và đưa trồng đã có hiện tượng lẫn giống cây thàn mát, nhưng đội cây xanh của Trung tâm không phát hiện được, do cây con của cả hai loài có lá nhìn chung khá tương đồng.

Thàn Mát Hà Nội ngẫu nhiên xuất hiện ở Cố đô
Nhãn Huế - loại cây ăn quả trên vỉa hè đường phố

(TTH) - Trong những ngày ấm áp của tiết trời mùa xuân, trên nhiều trục đường phố ở trung tâm cố đô Huế, một mảng màu trắng sữa dìu dịu tạo thành những điểm nhấn cho không gian xanh vời vợi khiến nhiều người đi đường không thể làm ngơ. Đó là màu hoa nhãn.

Nhãn Huế - loại cây ăn quả trên vỉa hè đường phố
Thầu đâu xứ Huế, tim tím giữa mưa xuân

(TTH) - Hóa ra “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay/ Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” của Nguyễn Bính không chỉ dành cho thôn Đoài, mà còn cho bao tỉnh thành khác ở Việt Nam. Ở cố đô Huế cũng vậy, cứ vào độ giữa xuân hoa xoan lại nở, và năm nay đúng là những vòm hoa xoan tim tím đã khoe sắc tỏa hương suốt những ngày mưa xuân vừa qua. Chỉ có một điều, người dân xứ Huế vẫn thường quen gọi là hoa sầu đâu hay thầu đâu.

Thầu đâu xứ Huế, tim tím giữa mưa xuân
Ngâu - loài cây cảnh mộc mạc nhưng hữu tình

(TTH) - Một trong số những cây bụi được chọn trồng làm cảnh phổ biến rất lâu đời ở Việt Nam là ngâu. Nó quá quen thuộc với cộng đồng người Việt đến nỗi tên tuổi đã đi vào văn học dân gian: “Cổ tay em trắng như ngà/ Con mắt em liếc như là dao cau/ Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”. Hoa ngâu không phô trương sắc màu và kích cỡ như bao loài hoa khác, nó chỉ nép mình khiêm tốn bên những chòm lá trông tựa những chuỗi hạt cườm, phớt vàng như màu lúa chín đã gây ấn tượng khó phai cho bất kỳ ai đã hơn một lần chiêm ngưỡng.

Ngâu - loài cây cảnh mộc mạc nhưng hữu tình
Hoa râm- tỏa hương phơi sắc giữa trời xuân

(TTH) - Một trong những loài hoa hương sắc vẹn toàn đầy hấp dẫn cần nhắc đến là hoa râm. Khởi nguồn từ quê hương Ấn Độ, hoa râm đã lang thang đây đó theo tiếng gọi của đời không ngoài mục đích thỏa mãn thú tiêu khiển của con người, để rồi dần dần được con người khám phá tiềm năng dược liệu vốn có. Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới, đã chọn hoa râm làm cây trồng tôn tạo cảnh quan sân vườn và cũng là nơi đã biết phát huy tiềm năng chữa bệnh của nó từ lâu.

Hoa râm- tỏa hương phơi sắc giữa trời xuân
Trắc bách diệp - cây xanh vị thuốc

(TTH) - Một trong những cây xanh được sử dụng làm dược liệu lâu đời và phổ biến nhất phải kể đến là cây trắc bách diệp, còn được gọi là trắc bá diệp. Tên gọi này có được từ việc phiên âm tiếng Trung Quốc. Đây là một loài cây hạt trần, thuộc họ tùng bách (Cupressaceae), với tên khoa học là Platycladus orientalis (các tên đồng danh là Thuja orientalis, Biota orientalis), có nguồn gốc ở Trung Quốc nên có tên tiếng Anh là Chinese arbortivae, phân bố ở các tỉnh Quí Châu, Cam Túc, Tứ Xuyên. Ngoài ra còn thấy phân bố ở Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Ấn Độ, Bắc Iran.

Trắc bách diệp - cây xanh vị thuốc
La hán tùng, loài cây cảnh đang được ưa chuộng

(TTH) - Một trong những cây được giới chơi cây cảnh thượng lưu ngày trước quan tâm là la hán tùng. Một thời gian dài, nó được xem là loài cây quí hiếm trong các vườn cảnh của những gia đình giàu có nên khá xa lạ với quần chúng lao động. Tên gọi la hán tùng bắt nguồn từ Trung Quốc, có nghĩa là một loài thông có hạt nằm trên đế mập trông tựa như một bức tượng la hán. Sau này, phong trào chơi cây cảnh ngày càng phổ biến, nó đã được nhiều người biết đến, và đến nay thì hầu như không mấy xa lạ với bất kì ai đã nhiều năm gắn bó với nghề làm cây cảnh.

La hán tùng, loài cây cảnh đang được ưa chuộng
Cây bạch tạng - Sắc lá thay màu hoa

(TTH) - Để tôn tạo cảnh quan, trang trí không gian sân vườn, công viên, dải phân cách đường lộ… ngoài việc chọn những loài cây có hình thái đẹp, người ta còn quan tâm đến sắc màu của nó. Ngoài việc chọn trồng nhiều loài cây trổ hoa với những gam màu khác nhau, người ta còn quan tâm đến gam màu của tán lá.

Cây bạch tạng - Sắc lá thay màu hoa
Nguyệt quới – loài cây cảnh có tên gọi gây nhiều tranh luận

(TTH) - Thuộc họ cam – Rutaceae, từ lâu, một số loài cây đã trở thành đặc sản nổi tiếng được cả nước biết tới, đó là quýt Hương Cần, cam Mỹ Lợi, thanh trà Nguyệt Biều – Lương Quán. Trong khi nhiều gia đình trồng cây ăn quả của địa phương chăm chút bảo tồn, phát triển những loài cây ăn quả đặc sản đó như một báu vật của tiền nhân, thì nhiều nghệ nhân cây cảnh lại nâng niu một loài cây khác cũng trong họ cam là cây nguyệt quới.

Nguyệt quới – loài cây cảnh có tên gọi gây nhiều tranh luận
Kim phượng – loài hoa nhập nội gắn liền với văn hóa tâm linh

(TTH) - Xuất thân từ vùng nhiệt đới Trung Mỹ, khi vào Việt Nam, cây kim phượng được gắn cho nhiều tên gọi khác như: kim điệp, điệp cúng, phượng cúng, phượng ta… Một số tài liệu còn công bố nhiều tên phiên âm Hán Việt như: phiên hồ điệp, kim phượng hoa, khổng tước hoa, hoàng hồ điệp, điệp hoa…

Kim phượng – loài hoa nhập nội gắn liền với văn hóa tâm linh
Return to top