ClockThứ Năm, 24/04/2014 05:31

Trăm năm giữ tiếng đàn Chiêm Huế

TTH - Một tiệm đàn bảng hiệu cũ kĩ, đơn sơ nhưng là điểm đến của nhiều khách hàng lớn tuổi. Trên các diễn đàn trang mạng xã hội, một số bạn trẻ cũng truyền tin về độ bền những cây đàn được làm ở đây…

Giữ nghiệp cha ông

Đến đường Phạm Văn Đồng (TP Huế), không mất nhiều thời gian, có thể nhìn thấy một tấm bảng hiệu tự thiết kế đã cũ, một căn nhà nhỏ ngổn ngang gỗ, sơn… Chủ nhân hiệu đàn - người đàn ông ngoài 40 với đôi tay chai sần đầy vec-ni và vết cắt quệt tay lấy chiếc ghế cũ mời khách ngồi. Anh là Trương Hữu Hòa, thế hệ thứ ba của tiệm đàn Chiêm Huế - Tân Văn.

Anh Hòa với cây đàn do cha làm ra được khách hàng gửi tới sửa.

Gần 100 năm trước, ông nội anh Hòa là Trương Hữu Chiêm chế tác đàn cổ tiếng tăm ở vùng miền Trung nên được người trong nghề gọi với nghệ danh “Chiêm Huế”. Từ nhỏ, thấy cha và ông miệt mài chế tác đàn nên anh Hòa thường xuyên lân la, tìm hiểu. Thấy cháu có khiếu, ông nội truyền luôn các ngón nghề cho Hòa. 12 tuổi, cậu bé Trương Hữu Hòa đã thuộc lòng bản vẽ các loại đàn tân, cổ lúc bấy giờ và có thể ra gỗ, ráp thùng đàn như cha. Năm 1988, anh kế thừa cửa hiệu với tên gọi Chiêm Huế - Tân Văn.

Trào lưu chơi guitar thịnh hành, mặt hàng này trở thành nguồn chính nuôi sống gia đình Trương Hữu Hòa. Tiếng tăm một thời của ông “Chiêm Huế” khiến nhiều khách hàng tìm đến cửa hiệu anh đặt những loại đàn cổ. “Có lần, một ông người Pháp đi cùng hướng dẫn viên gặp tôi muốn đặt cây đàn tam Huế. Tôi hẹn một tuần sau đến lấy. Lúc bàn giao, khách dùng thước đo một cách tỉ mỉ rồi lấy từ trong túi ra bức ảnh ố vàng so sánh, tấm tắc khen. Tôi được thưởng thêm tiền bằng đúng giá tiền công làm đàn. Nói chuyện rồi mới vỡ lẽ: ông ta là nhà sưu tầm đàn cổ. Loại đàn này về sau tôi có làm thêm một cây cho một vị khách già mà theo lời ông ta, đó là bản vẽ do bà Từ Cung để lại. Tiếc là sau này, ông ta đã bán cây đàn cho người khác”, anh Hòa kể về những kỷ niệm đời nghề.

Tư vấn cho khách hàng đến tiệm. Ảnh: L. Tuệ

Lẫn trong những phách gỗ làm thùng đàn là quyển sổ với vô vàn ghi chép, trong đó tôi tình cờ gặp một lá thư tay với vài dòng vẻn vẹn: “Sửa lại giúp chú nhé! Đừng làm mới màu sơn vì chú muốn giữ nó như một kỷ niệm về ba cháu”. Anh Hòa vào nhà trong cầm ra một cây violon bạc màu giọng rưng rưng: “Đàn của ba tui làm đó chị ạ. Nó lớn hơn tuổi tôi. Chủ nhân cây đàn này kể, khi nhận được đàn, 4 năm sau tôi mới chào đời. Bác ấy lớn tuổi, không đi được nên nhờ người gửi cây đàn về cho tôi chỉnh âm kèm theo mấy lời nhắn đây. Đây là sản phẩm của đời trước nên tôi cứ theo thông lệ là sửa chữa miễn phí”.

Không chỉ có đàn của người khách đặc biệt nói trên mà bất cứ nhạc cụ nào của Chiêm Huế - Tân Văn xưa và nay đều được người kế nghiệp tiếp tục bảo hành. Một “quy định” không giống ai của tiệm đàn gia truyền khiến bất cứ khách hàng nào khi đến Chiêm Huế - Tân Văn cũng muốn đặt cho được cây đàn mang về. Còn đối với người chủ tiệm, hạnh phúc trong “nghiệp” làm đàn chính là được bảo hành những tác phẩm của cha ông được người đời gìn giữ, nâng niu.

Một mình, một tiệm

Nghệ sĩ ưu tú Tôn Nữ Lệ Hoa, người gắn bó với âm nhạc truyền thống đất Cố đô kể rằng: “Thời còn sống, cố nghệ nhân Trần Kích chỉ chọn Chiêm Huế - Tân Văn để đặt đàn. Những cây đàn theo ông đi khắp nơi gửi tiếng hồn dân tộc đến với bạn bè thế giới. Ông Chiêm Huế có làm cho tôi một cây đàn tranh từ những năm 70 và quả thật, đó là cây đàn bền nhất mà tôi từng có”. Mai Văn Duy, một sinh viên trẻ đam mê nhạc hiện đại có nhận xét khác: “Em mua guitare ở hai cửa hiệu nhưng vẫn chưa hài lòng cho đến khi có được một cây đàn từ Chiêm Huế - Tân Văn. Âm dây kết hợp với âm thùng khiến em như thấy mình tìm được người bạn tri âm”.

Bí quyết tạo nên những cây đàn có sức sống bền bỉ ấy theo anh Hòa chính là khẩu khuyết “thùng trắc, mặt ngô”. Hai loại gỗ này được chọn và xử lý kỹ bằng bí quyết gia truyền, sau đó là ráp và đưa keo sẽ giúp đàn lâu hư kể cả khi ngâm đàn trong nước nhiều ngày. Quan trọng nhất chính là khâu chỉnh âm, tạo nên linh hồn cho nhạc cụ. Lúc này, công phu tích lũy bao nhiêu năm làm nghề của người thợ mới phát tiết nhờ đôi tai thính biết chọn lọc âm thanh. “Càng lâu năm trong nghề thì kỹ năng chỉnh âm càng đạt độ tinh. Những người thợ hơn nhau ở chỗ đó”, anh Hòa thổ lộ.

Một mình, một tiệm, anh Hòa tự tay làm tất cả các công đoạn cho sản phẩm. Chính vì neo người nên không thể sản xuất đại trà và dễ thất hẹn với khách hàng. “Nhận lời ai là tui lên danh sách tuần tự để hoàn thiện từng loại đàn. Mình làm để giữ tiếng của cha, của ông nên không giàu được mà chỉ đủ nuôi vợ con thôi. Xu hướng người ta đặt đàn dân tộc ngày càng ít dần, thậm chí có những tên đàn bây giờ chỉ còn thấy trên bản vẽ của ông nội tôi truyền lại, không thấy nơi đâu làm nữa”, người giữ nghề gia truyền trăn trở.

L. Tuệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế

Sự kiện nằm trong hoạt động của cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024, do Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức, khai mạc chiều 10/5 tại TP. Huế.

30 nghệ sĩ nhiếp ảnh giao lưu, sáng tác ảnh về Huế
Phổ biến nội dung quy chế hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế

Bên cạnh phổ biến những quy chế mới liên quan hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các chủ thuyền trên sông Hương có phục vụ ca Huế lắp đặt hệ thống camera giám sát.

Phổ biến nội dung quy chế hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế
Nhà thiết kế Đoan Trang vinh dự đoạt giải Ba tại Liên hoan Quốc tế Thêu và Trang sức lần II – 2024

Nhận lời mời của Tổng lãnh sự quán nước Cộng hòa Uzbekistan tham dự Lễ hội thêu và trang sức bằng vàng quốc tế diễn ra từ ngày 3 - 5/5 tại TP.Bukhara, nghệ nhân, nhà thiết kế, Giám đốc Công ty TNHH TM & DV Thêu may Đoan Trang (2/56 Bạch Đằng, phường Gia Hội, TP. Huế)-bà Nguyễn Thị Đoan Trang vinh dự là đại diện Việt Nam đoạt Giải Ba.

Nhà thiết kế Đoan Trang vinh dự đoạt giải Ba tại Liên hoan Quốc tế Thêu và Trang sức lần II – 2024
Chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới:
Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn

Đó là thông tin được Ban Tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới chia sẻ vào chiều 9/5.

Chưa thể phục vụ khách môn dù lượn
Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế

Có mặt đều đặn và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi âm nhạc và xuất hiện thường xuyên trong các chương trình nghệ thuật ở Huế, ca sĩ Phan Huy Thành đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán, thính giả. Đặc biệt, những ca khúc viết về Huế được Phan Huy Thành biểu diễn mang màu sắc tươi trẻ, như: Cơm hến, Trai Huế, Nón… thật sự mang đến làn gió mới góp phần lan tỏa và thăng hoa hình ảnh cảnh vật và con người xứ Huế đến với người nghe.

Khát vọng làm mới những ca khúc về Huế
Return to top