ClockThứ Ba, 23/10/2018 13:00

Xi măng Đồng Lâm: Dấu ấn 4 năm vận hành

TTH - Sau gần 4 năm xây dựng, phát triển, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã và đang không ngừng nỗ lực khẳng định vị thế, từng bước đưa Đồng Lâm trở thành thương hiệu xi măng hàng đầu tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Xi măng Đồng Lâm: Phát triển sản xuất với chia sẻ lợi ích cộng đồngCông ty CP Xi măng Đồng Lâm: Bê tông hóa những tuyến đườngXi măng Đồng Lâm chung tay xây dựng nông thôn mớiXi măng Đồng Lâm tài trợ 1.800 tấn xi măng để xây dựng nông thôn mới

Phòng thí nghiệm tại Nhà máy Xi măng Đồng Lâm. Ảnh: DNCC

Hiện đại và “xanh”

Đến thăm Xi măng Đồng Lâm, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là không gian xanh, sạch. Khu vực điều hành trong khuôn viên nhà máy hầu như không có tiếng ồn và khói bụi. Cây cối xung quanh nhà máy đều phát triển xanh tươi, khác hẳn với suy nghĩ trước đây về một nhà máy xi măng đầy bụi bặm. Hiện đại bởi Đồng Lâm là nhà máy đầu tiên tại Nam Trung bộ được vận hành tự động hóa mức độ cao.

Có dây chuyền sản xuất hiện đại, phòng thí nghiệm đạt chuẩn VILAS, các thiết bị chính, chủ đạo đều được nhập khẩu từ châu Âu, Úc và nguồn nguyên liệu đá vôi, sét trữ lượng lớn và đội ngũ lao động lành nghề, tâm huyết, sản phẩm Xi măng Đồng Lâm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ ngày càng chuyên nghiệp của thị trường.

Ông Trần Chấn Lễ, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm giới thiệu: Về tiêu chí sạch, chúng tôi có những thiết kế “độc nhất vô nhị”: nhà máy tọa lạc trên đồi cao, hệ thống bãi chứa và đường nội bộ được xây dựng theo độ dốc tự nhiên của mặt đồi nhằm tạo tính năng tự làm sạch. Khi có mưa, nước sẽ cuốn bụi bẩn xuống hệ thống cống và được xử lý tập trung, tạo lập không gian vừa trong lành, vừa tiết kiệm chi phí. Trong và xung quanh nhà máy đều được kiểm soát bụi nhờ công ty đã đầu tư hệ thống thu hồi, đảm bảo môi trường an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

“Sinh sau đẻ muộnvà gặp không ít thách thức trong quá trình bắt đầu vận hành như việc khai thác nguyên liệu, sản xuất phải đảm bảo an toàn trong điều kiện mưa lũ (diễn ra hàng năm ở Huế) hay việc tuyển dụng nhân sự giỏi cực kỳ khó khăn, hạ tầng vận chuyển không thuận lợi... nhưng trong 4 năm liền, sản xuất kinh doanh của Đồng Lâm đều tăng trưởng với những con số ấn tượng: sản lượng tiêu thụ trên 2,5 triệu tấn Clinker; hơn 3,5 triệu tấn xi măng; doanh thu gần 5.000 tỷ đồng; nộp ngân sách bình quân 50 tỷ đồng/năm; tăng trưởng bình quân 10%/năm”, Giám đốc Bộ phận Tài chính kế toán Nguyễn Văn Duẩn hồ hởi nói.

Nhân văn, chuyên nghiệp và phát triển bền vững

“Đó là 3 giá trị cốt lõi mà Đồng Lâm đang theo đuổi và cố gắng hoàn thiện”, ông Trần Chấn Lễ cho hay. Tại Đồng Lâm, nhân văn được thể hiện từ những điều nhỏ nhất mà công ty đang thực hiện. “Chúng tôi tạo môi trường làm việc tốt nhất cho gần 500 kỹ sư, công nhân đang trực tiếp tham gia sản xuất. Ở đây, mọi người được thể hiện giá trị cá nhân và tự hào vì được làm việc cho Đồng Lâm. Chúng tôi quan niệm, phát triển bền vững là tạo lập sự cân bằng tối ưu giữa việc sử dụng các nguồn tài nguyên và trách nghiệm xã hội. Do đó, Đồng Lâm tự nguyện cam kết và được QUACERT chứng nhận tuân thủ đầy đủ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, đặc biệt là hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015”, ông Lễ nói.

Cùng với hoạt động sản xuất chuyên nghiệp, giá trị nhân văn và phát triển bền vững của Xi măng Đồng Lâm còn được thể hiện qua hàng loạt các nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, công tác an sinh xã hội. Chỉ tính riêng trong hai năm 2017-2018, doanh nghiệp đã tự nguyện đóng góp gần 8 tỷ đồng cho những hoạt động này. Các chương trình tiêu biểu như: Đồng hành cùng nông thôn mới của tỉnh các năm 2017, 2018; xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo ở Phong Điền; xây dựng đường giao thông nông thôn, tài trợ giáo dục, văn hóa... Những việc làm thiết thực, nghĩa tình ấy đã góp phần đem lại niềm vui, sức khỏe cho nhiều đối tượng và san sẻ bớt nỗi lo cho toàn xã hội nói chung.

Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, ông Phan Lê Dũng, sau gần 4 năm ra đời, Xi măng Đồng Lâm đã tạo dựng được uy tín thương hiệu và đứng vững trên thị trường. Mục tiêu chiến lược của công ty từ nay đến 2020 là đưa Đồng Lâm trở thành thương hiệu xi măng hàng đầu tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tọa lạc tại thôn Cổ Xuân, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 404/TTg-CN ngày 13/3/2006 theo quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030. Theo đó, dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm với quy mô gần 100 ha, tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 trên 4.500 tỷ đồng (250 triệu USD).

Ngày 29/11/2014, Đồng Lâm đã chính thức cho ra lò những tấn xi măng đầu tiên. Đến nay, Xi măng Đồng Lâm đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với khách hàng khu vực miền Trung và Tây Nguyên với hệ thống phân phối trải dài từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Ngoài ra, công ty còn hợp tác, xuất khẩu xi măng và clinker chất lượng cao đến các doanh nghiệp của Singapore, Hồng Kông, Myanmar, Úc...

Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top