ClockThứ Sáu, 24/02/2017 14:08

APEC 2017: Tài chính toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn

Chủ đề tài chính toàn diện trong việc hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn của Việt Nam được nhiều nền kinh tế thành viên APEC quan tâm.

APEC 2017: Nhiều cuộc họp, hội thảo chuyên đề trong ngày đầu tiên khởi động SOM 1APEC SOM 1: Việt Nam đề xuất tăng cường phối hợp quản lý khai thác gỗ

Sáng nay (24/2), Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC do Bộ Tài chính cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức bước sang ngày làm việc thứ hai tại thành phố Nha Trang- Khánh Hòa.

Đại diện các nền kinh tế thành viên APEC đánh giá cao đề xuất của Việt Nam chọn chủ đề chính là "Tài chính toàn diện trong việc hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn". Đây là vấn đề được nhiều nền kinh tế thành viên APEC quan tâm.

Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC. Ảnh: Internet

Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính chính thống phù hợp và thuận tiện cho tất cả các thành phần trong xã hội, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương, nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội.

Tại hội nghị lần này, Việt Nam đề xuất chọn chủ đề chính là tài chính toàn diện trong việc hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn đang là mối quan tâm lớn không chỉ riêng của Việt Nam mà còn của nhiều nền kinh tế thành viên APEC.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ tài chính đi kèm có chất lượng, dễ tiếp cận nhằm đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững.

“Trên thực thế thì lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm. Rất nhiều chính sách đề ra để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế, đối với tài chính toàn diện đặt ra chuyên về tài chính nông nghiệp, nông thôn được ngân hàng Nhà nước đề xuất là chủ đề cho hội nghị APEC lần này. Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã giao Ngân hàng nhà nước chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành để điều phối chung về chương trình tài chính toàn diện của Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Tại hội nghị, đại diện các nền kinh tế thành viên APEC đã đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong nông nghiệp để giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, bảo vệ người tiêu dùng và kiến thức tài chính cho người dân làm nông nghiệp và khu vực nông thôn. Đồng thời, phát triển các khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy tín dụng cho nông nghiệp nông thôn như tài sản đảm bảo, thông tin tín dụng…

Ông Eiichi Sasaki, chuyên gia tài chính cấp cao của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, lĩnh vực tài chính cần được quan tâm và thúc đẩy, trong đó, có cả ở nông thôn và thành thị. Khi mọi người tiếp cận với tài chính nhiều hơn thì họ có nhiều cơ hội để tăng thu nhập cho bản thân hoặc phát triển kinh doanh hộ gia đình.

ADB đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát triển tài chính vi mô kể từ đầu năm 20000, hiện đã thiết lập một chiến lược tài chính mang tính tổng thể hơn, không những hỗ trợ tài chính vi mô mà còn khuyến khích các ngân hàng thương mại tiến vào thị trường bán lẻ.

“Theo kinh nghiệm của ADB là luôn tôn trọng kỹ năng tài chính và bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Vì vậy, ADB sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện tốt hơn lĩnh vực tài chính của các bạn, rút kinh nghiệm từ những gì chúng tôi đã đạt được khi hỗ trợ các nước khác trong thời gian qua”, ông Eiichi Sasaki cho biết.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top