Thế giới

Lãnh đạo tài chính ASEAN kỳ vọng vào triển vọng kinh tế khu vực bất chấp thách thức

ClockChủ Nhật, 07/04/2024 10:04
TTH.VN - So với năm trước, sự phục hồi trong lĩnh vực xuất khẩu và du lịch có thể sẽ hỗ trợ hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á hoạt động tốt hơn vào năm 2024.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tếCon đường phục hồi tốt nhất của ASEAN

 Toàn cảnh hội nghị vừa qua. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Trên đây là tuyên bố chung được đưa ra khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN và Thống đốc Ngân hàng Trung ương lần thứ 11 vừa diễn ra tại Lào lưu ý.

Được biết trong tuyên bố này, lãnh đạo các nước cũng thông tin thêm rằng triển vọng có thể bị che mờ bởi “tác động lan tỏa tài chính bất lợi từ căng thẳng địa chính trị, biến động giá cả hàng hóa toàn cầu và tăng trưởng kinh tế yếu hơn ở Trung Quốc”.

Trong khuôn khổ hội nghị, các bộ trưởng và quan chức khắp khu vực đã cùng nhau thảo luận về cách các nước ASEAN có thể hợp tác cùng nhau để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện, từ tăng cường kết nối và liên kết thanh toán đến tăng tốc độ tài trợ cho quá trình chuyển đổi xanh.

“Một điều rõ ràng là không quốc gia ASEAN nào có thể một mình đạt được các mục tiêu chung của toàn khu vực. Chỉ bằng cách làm việc cùng nhau, các nước mới có thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của ASEAN”, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong khẳng định.

Vị Bộ trưởng cũng cho biết thêm, với những nỗ lực chung của các nước, ASEAN vẫn sẽ là một điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu và mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân trong khu vực.

Tuyên bố chung của hội nghị lưu ý, hiệu quả kinh tế của khu vực được củng cố bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ và hoạt động đầu tư gia tăng trong bối cảnh lạm phát ở mức vừa phải.

Dù vậy, các vấn đề về cơ cấu, bao gồm biến đổi khí hậu, tốc độ số hóa nhanh chóng và dân số già đi sẽ tiếp tục định hình sự phát triển kinh tế trên khắp ASEAN.

Tuyên bố nhấn mạnh: “Các nền kinh tế khu vực mạnh mẽ hơn, thông qua việc tăng cường hội nhập và kết nối trong ASEAN, sẽ là điều cần thiết để điều hướng môi trường toàn cầu đầy thách thức”.

Nhân sự kiện này, các bộ trưởng và thống đốc ngân hàng trung ương ASEAN cũng trao đổi quan điểm với các quan chức của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực, cũng như rủi ro và thách thức đối với khu vực.

Trong báo cáo triển vọng tháng 1, AMRO dự đoán khu vực ASEAN sẽ chứng kiến mức tăng trưởng chạm mốc 4,9% trong năm 2024, tăng từ mức 4,3% vào năm 2023.

Trong số các vấn đề quan trọng khác, các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương đã thảo luận về các sáng kiến của khối nhằm thúc đẩy hội nhập và hợp tác tài chính. Các vị lãnh đạo cũng hoan nghênh tiến trình đạt được trong tuyên bố chung trong việc áp dụng và mở rộng dịch vụ thanh toán QR xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên ASEAN.

Bên cạnh đó, việc triển khai các liên kết Campuchia - Lào, Campuchia  - Việt Nam, Singapore - Indonesia, Singapore - Malaysia và Lào - Thái Lan gần đây đã đưa ASEAN đi đầu trong việc tích hợp dịch vụ thanh toán QR trên toàn cầu.

Ủy ban Công tác về hệ thống thanh toán được yêu cầu tiếp tục xác định những thách thức trong việc áp dụng và sử dụng thanh toán QR xuyên biên giới, xây dựng kế hoạch thúc đẩy tiến trình áp dụng và tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và hiệp hội ngành ngân hàng để đẩy mạnh hơn nữa quá trình sử dụng…

Trong bối cảnh thảo luận về biến đổi khí hậu, hội nghị đã thảo luận về sáng kiến của Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN nhằm dẫn dắt tài chính xanh và các bước tiếp theo của quỹ nhằm tối ưu hóa nguồn vốn hiện có và huy động thêm nguồn lực cho cơ sở hạ tầng bền vững.

Hội nghị cũng thảo luận về thị trường carbon có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi công bằng, đáng tin cậy và có trật tự sang một tương lai xanh.

Mối quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài cũng được đưa ra thảo luận. Việc thực hiện các định hướng chiến lược và kế hoạch ưu tiên trong Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand và những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada cũng đã được thảo luận.

Tuyên bố chung ghi nhận các sáng kiến liên quan đến nâng cao kỹ năng do Ủy ban Công tác ASEAN về Tự do hóa dịch vụ Tài chính theo đuổi thông qua nỗ lực hợp tác dịch vụ tài chính ASEAN - Anh.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Return to top