Thế giới

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

ClockThứ Ba, 16/04/2024 06:54
TTH - Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Châu Á: Chỉ 12% nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào giải pháp khí hậuChâu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiênTắt đèn, hành động vì khí hậu

Người dân Pakistan sơ tán trong một trận lũ lịch sử năm 2022. Ảnh: AP/Laodong 

Báo cáo từ Dự án Giảm nợ cho Phục hồi xanh và toàn diện (DRGR) cho thấy, 47 quốc gia đang phát triển có nguy cơ mất khả năng thanh toán trong vòng 5 năm tới – tức chạm ngưỡng “vỡ nợ nước ngoài” theo định nghĩa của IMF, nếu họ cố gắng đầu tư cho các biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu về khí hậu của Chương trình nghị sự 2030 và Thỏa thuận Paris.

Ông Kevin Gallagher, Giám đốc Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston,nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình, nói rằng các quốc gia này sẽ gặp khó khăn về nợ nần cao đến mức có nguy cơ vỡ nợ trong môi trường nợ hiện tại.

Ngoài ra, 19 quốc gia đang phát triển đang ở trong tình trạng thiếu thanh khoản để đáp ứng các mục tiêu chi tiêu mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, mặc dù họ chưa gần đến ngưỡng vỡ nợ.

Bên cạnh việc kêu gọi xóa nợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất và tăng khả năng tiếp cận tài chính, cũng như tăng cường tín dụng với giá cả phải chăng, báo cáo của DRGR cũng kêu gọi cải tổ cấu trúc tài chính toàn cầu một cách mạnh mẽ. Ông Gallagher bày tỏ nhu cầu cấp thiết phải huy động thêm vốn và giảm chi phí vốn để các quốc gia này có cơ hội đáp ứng các mục tiêu phát triển và khí hậu của họ.

Là sự hợp tác giữa Trung tâm Chính sách Phát triển Toàn cầu của Đại học Boston, Heinrich-Böll-Stiftung, Trung tâm Tài chính Bền vững, SOAS và Đại học London, dự án DRGR cũng thúc giục IMF điều chỉnh lại cách tính toán tính bền vững của nợ - những đánh giá nghe có vẻ phức tạp nhưng rất quan trọng để xác định số tiền mà các quốc gia không thể trả được.

Nếu IMF xác định một quốc gia có thể xử lý một khoản nợ quá cao, quốc gia đó có thể gánh chịu những khoản thanh toán không thể chi trả - từ đó có thể đẩy họ trở lại tình trạng vỡ nợ.

DRGR cho rằng, IMF - cơ quan đang tiến hành đánh giá các phân tích trong nhiều năm qua, cần phải tính đến việc kết hợp các nhu cầu chi tiêu cho khí hậu, cũng như các “biện pháp đệm” cho các cú sốc khác nhau, từ các sự kiện khí hậu, khủng hoảng kinh tế… cho đến đại dịch.

Báo cáo cảnh báo nếu cộng đồng quốc tế không hành động nhanh chóng và thống nhất để đưa ra các biện pháp giảm nợ toàn diện khi cần thiết, cung cấp thanh khoản mới, các khoản tài trợ và tài trợ phát triển ưu đãi, thì “cái giá phải trả cho việc không hành động sẽ là rất lớn”.

Được biết, lời kêu gọi cải cách này được đưa ra vào thời điểm quan trọng khi cộng đồng quốc tế đang xem xét các cơ chế tài chính cần thiết để hỗ trợ các nước đang phát triển trong quá trình chuyển đổi sang các nền kinh tế bền vững và thích ứng với khí hậu.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Return to top