ClockThứ Năm, 05/04/2018 09:27

Chống khủng bố-chủ đề nóng tại Hội nghị An ninh quốc tế tại Nga

Dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nga, quân đội Syria đã gần như xóa sổ sự hiện diện của IS tại nước này.

Singapore đề xuất đạo luật ngăn chặn khủng bốBỉ mở phiên toà xử kẻ sống sót duy nhất trong vụ khủng bố ParisThủ tướng Đức thừa nhận sai sót trong vụ khủng bố chợ Noel BerlinMỹ, Ấn Ðộ tăng cường hợp tác chống khủng bố

Chống khủng bố cũng như đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là trọng tâm thảo luận tại Hội nghị An ninh quốc tế lần thứ 7 tổ chức tại thủ đô Moscow (Nga) ngày 4/4.

Giám đốc Trung tâm chỉ huy điều hành quốc phòng quốc gia Nga Sergei Rudskoi khẳng định Nga đã hỗ trợ Syria xóa sổ gần như hoàn toàn nhóm khủng bố IS. Ảnh: Getty Images
Tại  Hội nghị, Giám đốc Trung tâm chỉ huy điều hành quốc phòng quốc gia Nga, thuộc Bộ Tổng tham mưu, thượng tướng Sergei Rudskoi cho rằng, dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nga, quân đội Syria đã gần như xóa sổ sự hiện diện của IS tại nước này.

“Có thể nói rằng, kết quả của những chiến dịch không kích của Nga tại Syria dẫn đến những thất bại liên tiếp của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Không quân Nga đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch tiêu diệt IS, đặc biệt là về mặt cường độ, tính chính xác của các vụ không kích”, ông Sergei Rudskoi nói.

Giám đốc Trung tâm chỉ huy điều hành quốc phòng Quốc gia Nga cũng khẳng định, những chiến thắng này đã tạo điều kiện khởi động tiến trình hòa giải tại Syria và khôi phục quyền lực các cơ quan chính quyền tại những vùng lãnh thổ được giải phóng.

Hội nghị An ninh quốc tế lần thứ 7 với sự tham dự hơn 850 đại biểu đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, có 30 Bộ trưởng Quốc phòng, 15 Tổng tham mưu trưởng và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng như 68 chuyên gia quốc tế.

Hội nghị An ninh Quốc tế Nga lần thứ 7 có chủ đề chính là "Triển vọng phát triển tình hình tại Trung Đông sau khi nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bị đánh bại tại Syria", bao gồm cả vấn đề khôi phục sau xung đột và thiết lập cuộc sống hòa bình tại quốc gia Trung Đông này.

Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh châu Âu, châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và "sức mạnh mềm" như công cụ giải quyết những nhiệm vụ quân sự - chính trị cũng được đưa vào chương trình nghị sự.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thư chào mừng các đại biểu tham dự Hội nghị. Trong thư, ông Putin nhấn mạnh, mặc dù đã thất bại về mặt quân sự, nhưng IS vẫn là mối đe dọa lớn và có khả năng tấn công tại nhiều nước và khu vực.

Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế cần có những khuôn khổ hợp tác đa phương mới, cho phép củng cố những thành công đạt được trong cuộc chiến chống khủng bố và ngăn chặn phổ biến mối đe dọa này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hôm nay 16/1, xét xử sơ thẩm vụ án 'khủng bố' tại tỉnh Đắk Lắk

Ngày 16/1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023.

Hôm nay 16 1, xét xử sơ thẩm vụ án khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk
Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài

Trong bối cảnh các nước châu Âu đang tận hưởng không khí lễ hội với đèn và đồ trang trí tràn ngập sắc màu, mùa Giáng sinh năm nay tại khu vực cũng được nhấn mạnh bằng các biện pháp an ninh tăng cường.

Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài
Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hy vọng Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 sẽ là “ánh sáng cuối đường hầm” sau hai kỳ Thế vận hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban tổ chức phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh trước khi lễ khai mạc độc đáo được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2024.

Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID
Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

TIN MỚI

Return to top