Thế giới

Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID

ClockChủ Nhật, 24/12/2023 16:26
TTH.VN - Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hy vọng Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 sẽ là “ánh sáng cuối đường hầm” sau hai kỳ Thế vận hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban tổ chức phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh trước khi lễ khai mạc độc đáo được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2024.

Ban tổ chức Thế vận hội Paris chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho lễ khai mạcBảo tàng nghệ thuật Louvre sẽ tăng 29% giá vé trong năm 2024

 Pháp đang tích cực chuẩn bị cho Thế vận hội Paris sẽ diễn ra vào tháng 7/2024. Ảnh: Fat Tire

IOC đang rất mong đợi sự trở lại bình thường của Thế vận hội Paris 2024 sau khi cả Thế vận hội Tokyo (Nhật Bản) - bị trì hoãn một năm đến năm 2021 và Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đều được tổ chức mà không có khán giả và du khách do các hạn chế vì COVID-19.

Điều này sẽ thay đổi ở Thế vận hội Paris, khi các nhà tổ chức đã lên kế hoạch cho một lễ khai mạc hoành tráng và lần đầu tiên trong lịch sử, nó sẽ không diễn ra ở sân vận động như thường lệ trước đây. Thay vào đó, các vận động viên sẽ di chuyển dọc sông Seine bằng thuyền, băng qua lòng đô thị Pháp giữa cầu Pont d'Austerlitz và cầu Pont d'Iena, với hàng trăm nghìn khán giả dự kiến sẽ xếp hàng dọc bờ sông Seine để theo dõi lễ khai mạc sự kiện thể thao đa môn lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trong 16 ngày thi đấu liên tiếp sau đó cho đến khi Thế vận hội kết thúc vào ngày 11/8/2024, ban tổ chức sẽ luôn phải cảnh giác cao độ để đảm bảo sự kiện diễn ra an toàn.

Reuters cho biết Pháp đã nâng cảnh báo an ninh lên mức cao nhất vào tháng 10 khi một người đàn ông gốc Chechnya đâm chết một giáo viên trong một vụ tấn công tại một trường học ở miền bắc nước Pháp.

Cảnh báo về các vụ đánh bom tại các điểm du lịch như bảo tàng Louvre và Cung điện Versailles cũng tăng lên sau vụ tấn công của lực lượng Hamas vào Israel hôm ngày 7/10 và châm ngòi cho cuộc xung đột vẫn đang diễn ra ở Dải Gaza.

Hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Thể thao Pháp Amelie Oudea-Castera cho biết không có “kế hoạch B” cho lễ khai mạc. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một người đàn ông tấn công khách du lịch ở trung tâm Paris, gần Tháp Eiffel, khiến một du khách người Đức thiệt mạng và hai người khác bị thương. Đáng chú ý, vụ tấn công xảy ra ở Quai de Grenelle - một địa điểm cũng nằm trong kế hoạch tổ chức lễ khai mạc.

Kế hoạch an ninh “chưa từng có”

Giữ an toàn cho các vận động viên và khán giả là ưu tiên hàng đầu của các nhà tổ chức Olympic Paris. Điều này được thể hiện qua một kế hoạch an ninh “chưa từng có” được ban tổ chức đưa ra cho Thế vận hội 2024 với mức giá 320 triệu euro (348,74 triệu USD), và sẽ có hàng chục nghìn cảnh sát và nhân viên an ninh tư nhân được triển khai.

Chỉ riêng trong lễ khai mạc, khoảng 30.000 cảnh sát sẽ tham gia bảo đảm an ninh.

Theo tờ Deutsche Welle (Đức), người dân và du khách sẽ khó có thể thảnh thơi thực hiện một chuyến tản bộ dọc sông Seine vào một buổi tối mùa hè ấm áp hoặc đi dạo tới Tháp Eiffel trong Thế vận hội Olympic sắp tới khi các biện pháp an ninh mới được triển khai.

Thủ đô Paris sẽ được chia thành các quận, du khách và thậm chí cả người dân sẽ cần mã QR để cảnh sát kiểm tra. Giao thông sẽ bị hạn chế nghiêm trọng và các ga tàu điện ngầm sẽ bị đóng cửa.

Ngoài ra, sự gia tăng mạnh mẽ các hành động bài Do Thái trên khắp thế giới kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu cũng khiến an ninh của các vận động viên Israel tại Thế vận hội trở nên được chú trọng hơn.

Các quan chức từ Ủy ban Olympic Israel cho biết đang hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan để đảm bảo an toàn cho các vận động viên nước này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể.

Chỉ còn hơn 6 tháng nữa sự kiện sẽ diễn ra, và rõ ràng, các nhà tổ chức Paris và IOC vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo Thế vận hội diễn ra đúng như mục đích của nó – sư kiện thể thao lớn nhất hành tinh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & DW)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh

Việc triển khai giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN) theo hướng thiết thực, hấp dẫn người học, sát yêu cầu thực tế và mang lại hiệu quả cao... là yêu cầu đặt ra cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Huế cũng như đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền

Từ khi mô hình camera giám sát an ninh trật tự (ANTT) được triển khai ở Phong Điền đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền
Return to top