Thế giới

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

ClockThứ Ba, 18/07/2023 10:01
TTH.VN - Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Liên Hiệp quốc nỗ lực cứu thoả thuận ngũ cốc ở Biển Đen với sự giúp đỡ của EULiên Hiệp quốc cảnh báo về tác động nếu Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen không được gia hạnNỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tụcCác bên thúc đẩy thảo luận về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen

leftcenterrightdel
 Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen sụp đổ có thể đẩy giá lương thực lên cao. Ảnh: EPA-EFE/TTXVN

Theo nhận định từ Nhà Trắng, thỏa thuận này đóng vai trò “quan trọng” để giảm giá lương thực trên toàn cầu, vốn đã tăng vọt sau khi xung đột Ukraine diễn ra vào tháng 2 năm ngoái. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adam Hodge cho rằng sự sụp đổ của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sẽ làm “trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và gây hại cho hàng triệu người dễ bị tổn thương trên khắp thế giới”.

Giá lúa mì kỳ hạn trên Sàn giao dịch thương mại Chicago đã tăng 2,7% lên 6,80 USD/giạ và giá ngô kỳ hạn tăng 0,94% lên 5,11 USD/giạ do các thương nhân lo ngại nguồn cung lương thực thiết yếu sắp rơi vào khủng hoảng.

Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen – do Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, được ký kết vào một năm trước, đã đảm bảo việc đi lại an toàn của các tàu chở ngũ cốc từ các cảng của Ukraine. Thỏa thuận đã được gia hạn ba lần, và sẽ hết hạn vào nửa đêm ngày 17/7 theo giờ ET (tức 11giờ sáng ngày 18/7 theo giờ Việt Nam), sau khi Nga tuyên bố rút lui khỏi thoả thuận.

Tác động sâu rộng

Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, sự sụp đổ của thỏa thuận này có khả năng gây ra những tác động vượt xa tầm khu vực.

Trước xung đột, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5 thế giới, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Ukraine cũng là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mạch, ngô và dầu hạt cải hàng đầu thế giới. Theo LHQ, đây cũng là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất thế giới, chiếm 46% lượng xuất khẩu toàn cầu.

Năm ngoái, những cú sốc kinh tế bao gồm tác động của cuộc xung đột Ukraine và đại dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “mất an ninh lương thực cấp tính” ở 27 quốc gia, ảnh hưởng đến gần 84 triệu người, theo báo cáo của Mạng thông tin an ninh lương thực (FSIN). FSIN định nghĩa tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính là tình trạng thiếu lương thực đến mức khiến tính mạng hoặc sinh kế của một người gặp rủi ro.

Tháng 11 năm ngoái, Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cho rằng sự sụp đổ của thỏa thuận sẽ “ảnh hưởng nhiều nhất đến những người đang trên bờ vực chết đói”. Cảnh báo được đưa ra sau khi Moscow đình chỉ tham gia hiệp ước trong vài ngày.

Vào thời điểm đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng cho biết việc phá vỡ thỏa thuận sẽ “biến cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả cho lương thực thành cuộc khủng hoảng về nguồn cung” nếu nông dân trên khắp thế giới không thể tìm được nguồn phân bón cần thiết trước mùa trồng trọt.

Được biết, Nga là nhà cung cấp phân bón lớn nhất toàn cầu. Là một phần của thỏa thuận rộng lớn hơn, một thỏa thuận liên quan đã được môi giới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển phân bón và ngũ cốc của Nga.

Tuần trước, bà Shaswat Saraf - Giám đốc khẩn cấp khu vực Đông Phi tại IRC, đã kêu gọi gia hạn dài hạn thỏa thuận để có thể dự đoán và tạo ra sự ổn định cho khu vực này - nơi đã mất một lượng lớn mùa màng vì hạn hán và lũ lụt.

“Với khoảng 80% ngũ cốc của Đông Phi được nhập khẩu từ Nga và Ukraine, hơn 50 triệu người trên khắp Đông Phi đang phải đối mặt với nạn đói và giá lương thực đã tăng gần 40% trong năm nay”, bà Saraf cho biết trong một tuyên bố.

Giá lương thực có thể tăng cao

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của FAO đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3/2022, nhưng đã giảm đều đặn kể từ đó. Việc Thoả thuận Biển Đen sụp đổ có thể khiến xuất khẩu lương thực giảm, làm đảo ngược xu hướng giảm giá trong những tháng qua.

Thực tế, thị trường toàn cầu hiện không thiếu lúa mì. Tuy nhiên, “lúa mì có thể xuất khẩu nhiều nhất là ở Nga với 12,5 triệu tấn dự trữ và đây là loại lúa mì rẻ nhất thế giới", công ty môi giới hàng hóa Inter-Courtage cho biết, và nói thêm rằng Nga có thể giảm bớt một phần bất kỳ sự thiếu hụt nào trên thị trường thế giới do thiếu lúa mì Ukraine. Tuy nhiên, nhiều nước đang muốn giảm sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào Nga.

Song song đó, EU - dự kiến sẽ có một vụ thu hoạch bình thường, cũng có thể giúp đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Nhưng thời tiết bất lợi có thể nhanh chóng làm thay đổi triển vọng.

Theo bà Olia Tayeb Cherif của Farm Foundation: “Việc đóng cửa hành lang kéo dài sẽ có tác động đến lạm phát giá lương thực, điều này sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực”.

Bà Cherif cũng cảnh báo rằng Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng có nguy cơ bị gián đoạn vì WFP lấy nguồn lúa mì từ Ukraine để cung cấp cho Afghanistan, Yemen và các quốc gia châu Phi.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ABCactionnews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á

Dữ liệu thống kê cho thấy hàng năm, ô nhiễm không khí cướp đi nhiều mạng sống hơn cả thuốc lá, trong đó trẻ em và người già nằm trong nhóm có nguy cơ nghiêm trọng. Tổng hợp các chất độc hại mà con người tiếp xúc có thể làm giảm đến 2,3 năm tuổi thọ, và ước tính có khoảng 570.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm chỉ vì hít thở không khí ô nhiễm.

Cần hành động khu vực để giải quyết cuộc khủng hoảng chất lượng không khí ở châu Á
Return to top