ClockThứ Sáu, 29/06/2018 14:41

Chú trọng chiến lược tăng trưởng xanh

TTH - Trên toàn cầu, các con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế đang đi trên một quỹ đạo không bền vững, đe doạ các nguồn tài nguyên tự nhiên và các vấn đề về môi trường mà tăng trưởng kinh tế dài hạn và cuộc sống con người đang phụ thuộc vào. Do đó, việc giải quyết tình trạng cạn kiệt nguồn vốn tự nhiên, ô nhiễm, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề cấp bách ở các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Sáng - xanh - sạch và không rác thảiHợp tác thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh châu Á

Tăng trưởng xanh là chiến lược cần được chú trọng. Ảnh: Imaginasium

Tiềm năng và thách thức

Ở khu vực Đông Nam Á, báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, nền kinh tế đang bùng nổ ở các nước này có thể mang lại tiềm năng tăng trưởng to lớn, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường. Với mô hình tăng trưởng hiện tại phần lớn dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, khu vực đang làm trầm trọng thêm những thách thức này. Tuy nhiên, bằng các chính sách và thể chế phù hợp, các nước ASEAN có thể theo đuổi tăng trưởng xanh và từ đó duy trì các dịch vụ môi trường và nguồn vốn tự nhiên, đảm bảo cho sự thịnh vượng.

Được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 5,2% từ năm 2016 đến năm 2020, Đông Nam Á được OECD đánh giá là khu vực hiện đại hóa nhanh chóng. Cũng theo ước tính của OECD, 65% dân số ASEAN ​​sẽ sống ở các khu vực đô thị vào năm 2050. Các thành phố, đi kèm với mô hình sử dụng đất và cơ sở hạ tầng của chúng, đang được định hình, từ đó sẽ xác định mức độ ô nhiễm, tiêu thụ năng lượng và khả năng phục hồi trong nhiều thập kỷ tới.

Hợp tác

Trang Open Development Mekong cho rằng, sáng kiến ​​tăng trưởng xanh là một nỗ lực đáng khen ngợi của khu vực ASEAN để cân bằng nhu cầu về lợi nhuận kinh tế trong khi vẫn duy trì được các yếu tố đảm bảo môi trường, điều mà trước đây thường không song hành cùng nhau. Chú trọng đến vấn đề này, từ năm 2016, ASEAN và Viện Tăng trưởng Xanh toàn cầu (GGGI) đã thảo luận về khả năng hợp tác tiềm năng trong tăng trưởng xanh cho khu vực.

Ông Lê Lương Minh - cựu Tổng thư ký ASEAN, đã gặp lãnh đạo GGGI và cựu Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono để giải quyết các vấn đề môi trường trong khu vực Đông Nam Á. Là một trong những địa điểm dễ bị tổn thương nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu, ông Minh nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển các-bon thấp, một trong những ưu tiên của ASEAN, bên cạnh việc tăng cường quản lý và sử dụng bền vững đất than bùn. Quan trọng hơn, đó là sự hợp tác giữa các nước trong khu vực và cùng thực thi các kế hoạch hành động giữa Tầm nhìn ASEAN 2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc. Hiện tại, cùng với 5 quốc gia ASEAN khác, Việt Nam cũng là thành viên của GGGI, nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh trong khu vực, thông qua các phương pháp phát triển công nghiệp tiên tiến.

Chiến lược tăng trưởng xanh không chỉ thúc đẩy các giải pháp công nghệ tiến bộ mà việc áp dụng các cơ chế này cũng sẽ giúp các nước và các tổ chức tiết kiệm chi phí liên quan đến năng lượng, nước và nguyên liệu thô. Theo ông Yvo de Boer, Tổng giám đốc GGGI, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn chính là chìa khóa cho phát triển bền vững.

"Chắc chắn, than đá rẻ hơn so với khí tự nhiên hoặc năng lượng tái tạo, nhưng nếu bạn chú trọng đến những chi tiêu trong chăm sóc sức khỏe cho các bệnh liên quan đến ô nhiễm và tử vong sớm, than đã thực sự gây tốn kém rất nhiều cho xã hội", ông De Boer giải thích. Do đó, các công ty năng lượng nên suy nghĩ lâu dài và xem xét đến cả những tác động kinh tế và môi trường của việc sử dụng than đá. Đồng thời, việc chuyển đổi thành công sang mô hình tăng trưởng kinh tế xanh còn có khả năng tạo ra các cơ hội việc làm mới và tăng đầu tư cho khu vực.Theo một nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), số công ăn việc làm trong ngành năng lượng tái tạo đạt khoảng 7,7 triệu việc chỉ trong 4 năm trở lại, là một con số rất khả quan.

Là một xu hướng được đánh giá cao trong chiến lược tăng trưởng xanh, ASEAN nhắm mục tiêu năng lượng tái tạo sẽ chiếm 23% trong nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp vào năm 2025. “Điều này có nghĩa là một số nước ASEAN sẽ cần tăng ít nhất gấp đôi tỷ trọng năng lượng tái tạo mỗi năm để đáp ứng mục tiêu này, trong khi một số nước khác cần phải tăng năng lượng tái tạo lên 3 đến 4 lần vào 2015”, ông Han Phoumin, Chuyên gia kinh tế năng lượng thuộc Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) nhận định.

Đáng chú ý, Asean Post cho rằng, trong năm 2018, một số nước ASEAN bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Brunei và Philippines, đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu này. Các nước CLMV (Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam) cũng hoạt động tốt trong việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo hàng năm.

Nhìn chung, sự chuyển đổi sang tăng trưởng xanh từ các vấn nạn gây hại cho môi trường sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là tổn hại. Là một phần của tự nhiên, con người có nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ môi trường, từ đó duy trì hệ thực vật và động vật cần thiết cho sự sống còn của chính mình trong ngắn hạn và dài hạn. Không chỉ riêng ở Đông Nam Á, các phương pháp tiếp cận bền vững để tăng trưởng kinh tế theo đó phải được các chính phủ trên toàn thế giới chấp nhận càng sớm càng tốt.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp và lược dịch từ OECD, Asean Post & Open Development Mekong)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Return to top