ClockThứ Sáu, 08/06/2018 07:01

Hợp tác thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh châu Á

TTH - Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) và IFC, một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đang hợp tác để thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu xanh ở khu vực châu Á.

ADB: Bhutan vào top những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á

 Cơ quan Tiền tệ Singapore và IFC đang hợp tác để khuyến khích hoạt động phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính ở khu vực châu Á. Ảnh: Straitstimes

Trong một biên bản ghi nhớ (MOU) được ký kết vào ngày 7/6, hai cơ quan này khẳng định sẽ khuyến khích hoạt động phát hành trái phiếu xanh của các tổ chức tài chính trong khu vực châu Á, bằng cách nâng cao nhận thức và kiến ​​thức của các chuyên gia tài chính về những vấn đề tài chính xanh.

Bên cạnh đó, MAS và IFC cũng lên kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng các tiêu chuẩn và khuôn khổ trái phiếu xanh được quốc tế công nhận.

Buổi lễ ký kết được tổ chức bên lề hội nghị châu Á về trái phiếu xanh tài chính về môi trường tại Singapore.

Ông Vivek Pathak, Giám đốc của IFC khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cho biết trong một tuyên bố: “Việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi các giải pháp tài chính sáng tạo và có ảnh hưởng rộng, huy động được khu vực tư nhân. Thông qua việc hợp tác với MAS, chúng tôi hy vọng tăng cường nhận thức của các tổ chức tài chính về hoạt động phát hành trái phiếu xanh, đồng thời hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nhà hoạch định và các ngân hàng”.

Về phần mình, ông Ng Yao Loong, Trợ lý Giám đốc điều hành nhóm phát triển và quốc tế thuộc MAS cho rằng, trái phiếu xanh đang trở nên phổ biến ở khu vực châu Á, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 1/4 lượng phát hành trái phiếu xanh toàn cầu hàng năm.

Ngoài ra, MAS cũng đang cung cấp tài trợ thông qua chương trình trợ cấp trái phiếu xanh MAS và những chương trình đào tạo tài chính khác nhau.

Trong một bài phát biểu tại hội nghị nói trên, ông Ng Yao Loong nhận định, vẫn còn tiềm năng đáng kể để vốn tư nhân đóng một vai trò lớn hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư xanh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); đồng thời cho biết, nếu tỷ lệ tài chính tư nhân ở ASEAN được giả định tăng từ mức 25% hiện tại lên hơn 50% tổng nhu cầu tài chính xanh, thì nguồn cung cấp tài chính xanh tư nhân sẽ tăng lên hơn gấp 10 lần so với mức hiện nay.

Đáng chú ý, ASEAN ước tính sẽ cần đến 200 tỷ USD đầu tư xanh hàng năm trong giai đoạn 2016-2030.

"Các tổ chức tài chính đóng một vai trò quan trọng trong trung gian dòng vốn. Khi những cân nhắc về tính bền vững được đưa vào cách mà các tổ chức tài chính cho vay, bảo lãnh và đầu tư, chúng sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách thức phân bổ nguồn vốn tài chính cho các hoạt động kinh tế có lợi ích cho môi trường", ông Ng Yao Loong nhấn mạnh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Straits Times & Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top