ClockThứ Bảy, 28/07/2018 14:19

Chuyện ở phòng bệnh dành cho chó, mèo

“Hoa mắt” với thị trường thuốc thú yChẩn bệnh cho vật nuôi

1.“Bé” chó nhỏ không may bị chó lớn cắn, vết thương có vẻ sâu, “bé” có vẻ nguy kịch. Tôi vội đưa “bé” đến phòng bệnh khám và chữa trị cho chó, mèo của một bác sĩ thú y, trên đường Phùng Hưng, TP. Huế. Có 3 “bệnh nhân” chó mèo đang chờ đến lượt khám. Thế nhưng, vừa xem qua tình trạng “bé” chó của tôi, bác sĩ bảo trường hợp này vết thương rất nặng, gãy xương sườn và có thể thủng phổi, cần cấp cứu gấp, những người khác thông cảm nhé. “Bé” được tiêm thuốc cầm máu, sau đó được gây mê, phẫu thuật xử lý. Ca phẫu thuật kéo dài gần cả tiếng đồng hồ. Giữa lúc đó, một “bệnh nhân” mèo mới chỉ 1 tháng tuổi, bị mèo lớn cắn thủng bụng, được chủ nhân đem đến với tâm trạng vô cùng lo lắng. Xong ca phẫu thuật cho “bé” chó của tôi, bác sĩ tiếp tục gấp rút tiếp nhận xử lý gây mê, phẫu thuật cấp cứu, xử lý vết thương cho “bé” mèo. Gấp đến nỗi quên cả nói lời thông cảm với những “bệnh nhân” đến trước đang chờ khám, nhưng tình trạng bệnh ít khẩn cấp hơn.

Lại thêm gần 1 giờ đồng hồ nữa trôi qua. Mấy “bệnh nhân khỏe” chờ chán đã nằm kềnh ra ngủ. Chủ nhân của các “bé” vẫn kiên nhẫn ngồi đợi, đã không bực dọc mà ngược lại còn lo lắng “xuýt xoa” cho các “bệnh nhân” nặng. Có bạn chia sẻ: “Biết là mình đến trước, biết là chờ đợi lâu, nhưng những “ca” cấp cứu cần được ưu tiên. Đôi khi cứu chậm một chút, các “bé” phải mất mạng thì tội lắm. Người nào đã đến đây đều có tình yêu thương động vật, đều mong cho các “bé” được cứu chữa thành công. Mình có “chịu thiệt” thời gian một chút để các “bé” nặng có cơ hội”.

2. “Bé” chó nhỏ của tôi được phẫu thuật xong, đang truyền kháng sinh và trong quá trình thoát mê, thỉnh thoảng lại oằn mình kêu đau đớn. Một bạn sinh viên giúp việc cho bác sĩ (là giảng viên Khoa Chăn nuôi- Thú y, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế), đồng thời học hỏi kiến thức thực tế, ngồi cạnh, tay liên tục nhẹ nhàng xoa vùng đầu của “bé”. Bạn lý giải, đây là cách để các “bé” đang bị bệnh cảm nhận được tình yêu thương, sẽ giảm đi phần nào đau đớn. Khi “bé” chó nhỏ tỉnh táo, trước khi tôi đưa về nhà, bạn sinh viên tỉ mỷ dặn cách sát trùng vết thương, cho ăn cháo và dặn: “Em sẽ đến tiêm kháng sinh cho “bé” 5 ngày liên tục. Trường hợp này bị gãy xương sườn, thủng phổi, nặng lắm. Nếu tình trạng “bé” có vấn đề gì khác thường, chị cứ gọi bất cứ thời gian nào, tụi em sẽ đến”. Tôi đã cầu mong cho chú chó nhỏ may mắn, nhưng mờ sáng hôm sau thì nó kiệt sức. Tôi gọi cho bạn sinh viên, hy vọng được truyền nước, truyền thuốc “bé” sẽ “vực” lại. Mươi phút sau, bạn sinh viên có mặt, nhưng chưa kịp truyền thì chú chó nhỏ đã không qua khỏi.

Tôi ngỏ ý gửi bạn sinh viên chút tiền xăng xe và “thiệt hại” thời gian nghỉ ngơi của bạn khi gọi bạn vào giờ quá sớm. Nhưng bạn sinh viên dứt khoát không nhận. Bạn bảo, đó là trách nhiệm đối với “bệnh nhân” trong quá trình chữa trị. Khi truyền dạy kiến thức chuyên môn, các thầy giáo ở trường luôn nhắc nhở sinh viên điều đó.

Tôi buồn vì mất đi chú chó nhỏ (mà với tôi đó là một người bạn), nhưng lòng lại ấm áp niềm vui, niềm tin…, do những tâm hồn, hành xử đẹp, đáng quý của bác sĩ thú y, những bác sĩ thú y tương lai, những bạn trẻ tôi gặp ở phòng bệnh dành cho chó mèo, đem lại. Dù chỉ là đối với những người bạn của con người, họ vẫn hành động, cư xử bằng tất cả tình yêu thương, trách nhiệm…

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
Tiêm phòng dại tăng, cần quản lý tốt vật nuôi

Sau tết Nguyên đán, số người đến tiêm vắc-xin phòng dại tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh tăng đột biến. Điều đáng lo ngại là hiện nay, một số người dân vẫn áp dụng đặt ngọc, đắp lá thuốc thay vì điều trị dự phòng bằng vắc-xin…

Tiêm phòng dại tăng, cần quản lý tốt vật nuôi

TIN MỚI

Return to top