ClockThứ Năm, 01/06/2017 09:46

Công ty thịt hộp Brazil chấp nhận nộp phạt 3,2 tỉ USD vì hối lộ

J&F, cổ đông kiểm soát tập đoàn thịt hộp lớn nhất thế giới JBS đã chấp nhận nộp phạt số tiền kỷ lục 3,2 tỉ USD vì dính líu tới các bê bối tham nhũng tại Brazil.

Bê bối sản phẩm thịt bẩn gây chấn động chính trường BrazilBrazil trấn an ngành xuất khẩu thịt sau vụ bê bối thịt bẩn3 thị trường chủ chốt tiếp tục nhập khẩu thịt của Brazil

 

Công ty thịt hộp Brazil chấp nhận nộp phạt 3,2 tỉ USD vì hối lộ
Hãng sản xuất thịt hộp JBS của Brazil tại thành phố Lapa, bang Parana, Brazil - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters công ty J&F sẽ bắt đầu nộp phạt từ tháng 12 và sẽ trả dần khoản tiền phạt này trong vòng 25 năm.

Mức phạt dành cho J&F đã vượt qua mức phạt kỷ lục trước đó, 2,6 tỉ USD, từng áp với tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil trong một bê bối tham nhũng chính trị khác cũng đã gây chấn động nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ La tinh.

Mức phạt được công bố sau khi những người sở hữu công ty J&F là hai anh em Joesley và Wesley Batista khai nhận đã bỏ ra gần 2 tỉ USD hối lộ gần 1.900 chính trị gia Brazil trong những năm qua. Những tiết lộ này càng khiến cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil thêm lún sâu.

Ông Joesley Batista là tâm điểm trong cuộc điều tra tham nhũng liên quan tới đương kim tổng thống Brazil Temer. Ông từng đưa ra một đoạn băng thu âm lén ghi lại cuộc trao đổi được cho là của ông Temer yêu cầu đút tiền để bịt miệng một nhân chứng.

Ông Temer sau đó đã thừa nhận nội dung ghi âm là đúng và nó diễn ra trong một cuộc họp hồi tháng 3, nhưng phủ nhận mọi cáo buộc liên quan.

Ông nói: “Tôi chưa bao giờ yêu cầu trả tiền cho ai đó để họ im lặng. Tôi không mua sự im lặng của bất cứ ai. Tôi không sợ mọi cáo buộc”.

Trong phần tường trình khác của các lãnh đạo tập đoàn JBS, họ cáo buộc ông Temer đã nhận hối lộ gần 5 triệu USD từ công ty này trong những năm qua.

Những lời khai báo của JBS còn tố cáo một loạt các sai phạm tham nhũng khác trong chính trường Brazil, liên quan tới nhiều nhân vật tai to mặt lớn không chỉ trong quá khứ mà cả ở hiện tại.

Theo đó hai cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva và Dilma Rousseff bị cáo buộc đã nhận của JBS 80 triệu USD tiền hối lộ qua các tài khoản gửi ở nước ngoài.

Năm ngoái bà Rousseff từng bị luận tội vì vi phạm luật ngân sách và ông Temer, cấp phó của bà Rousseff khi đó, đã lên nắm quyền thay bà.

Với những cáo buộc và chứng cứ của hai doanh nhân sở hữu công ty J&F, có thể thấy rõ ràng tổng thống Michel Temer đang đối mặt với những rắc rối lớn, ảnh hưởng tới sinh mệnh chính trị của ông.

Cuộc điều tra chống tham nhũng lớn nhất tại Brazil đã tiến hành trong hơn ba năm qua. Trong suốt quá trình điều tra, số người liên đới trong vụ việc bị phanh phui vẫn tiếp tục tăng.

Tòa án tối cao Brazil đã chấp thuận mở cuộc điều tra về những cáo buộc chống lại tổng thống Temer.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay

Theo một phân tích được Reuters tiết lộ ngày 29/11, sự tàn phá trên khắp rừng nhiệt đới Amazon từ đầu năm đến nay đã chậm lại đáng kể, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo ra một bước ngoặt lớn đối với khu vực có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế biến đổi khí hậu.

Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay
Không có lý do để được phép tồn tại

Những vụ đại án, những thiệt hại kinh hoàng đã không thể xảy ra nếu không có những kẻ tiếp tay, “tạo điều kiện” là những cán bộ, quan chức bị thoái hóa biến chất…

Không có lý do để được phép tồn tại
Brazil: Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư

Một nghiên cứu cho thấy thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình trồng đậu nành có thể liên quan đến sự gia tăng tử vong do ung thư ở trẻ em tại Brazil - quốc gia sản xuất và xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới và là một trong những nước sử dụng thuốc trừ sâu hàng đầu để ngăn chặn cây trồng khỏi sâu bệnh.

Brazil Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư

TIN MỚI

Return to top