Thế giới Thế giới
Cuba và EU đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hệ
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) và Cuba vừa ký kết một thỏa thuận tại Havana hôm 11/3 để thiết lập quan hệ bình thường, đưa quốc đảo này ra thế giới và mở đường cho hợp tác kinh tế toàn diện với khối 28 nước thành viên.
![]() |
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh EU Federica Mogherini và Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla tại Havana ngày 11/3. Ảnh: Reuters |
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận này, trong đó sẽ thay thế một chính sách được áp đặt bởi châu Âu cách đây 20 năm.
"Thỏa thuận sẽ mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Cuba", bà Mogherini khẳng định ngay sau khi Trưởng đoàn đàm phán của EU Christian Leffler và Thứ trưởng Ngoại giao Cuba Abelardo Moreno ký thỏa thuận nói trên.
Ông Rodriguez cho biết, hai bên sẽ sớm gặp nhau để làm sống lại một cuộc đối thoại nhân quyền mà họ đã bắt đầu tại Brussels hồi năm ngoái.
Hiệp ước được ký kết chỉ vài ngày trước chuyến thăm Havana của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào hôm 20/3 tới đây, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Cuba kể từ chiến thắng của cuộc Cách mạng Cuba năm 1959.
Dù mối quan hệ ấm lên, Washington vẫn duy trì một lệnh cấm vận kinh tế chống Cuba, tạo ra nhiều khó khăn hơn cho các công ty châu Âu có lợi ích kinh doanh với Mỹ hoạt động trên hòn đảo lớn nhất của vùng biển Caribe.
Được biết, thỏa thuận đối thoại và hợp tác chính trị giữa EU và Cuba phải mất 2 năm để thương lượng. Liên minh châu Âu cũng có các thỏa thuận tương tự với tất cả các nước khác ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribe.
Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Reddit)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc