ClockThứ Sáu, 30/11/2018 08:55

Đấu vật Ssireum được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

TTH - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận bộ môn đấu vật truyền thống của hai miền Triều Tiên với tên gọi ssireum là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đấu vật Ssrireum. Ảnh: Flickr

Chính phủ Hàn Quốc thông tin, đây là quyết định cuối cùng được đưa ra với sự nhất trí của 24 thành viên Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể, Ủy ban đồng ý cho phép Hàn Quốc và Triều Tiên kết hợp hồ sơ xét duyệt công nhận chung, sau khi xác nhận hai nước đã lần lượt đệ đơn xin công nhận bộ môn đấu vật này là di sản văn hóa phi vật thể. Tên chính thức của di sản được giới chức hai bên thống nhất đề xuất là “Đấu vật truyền thống Hàn Quốc (Ssirium/Sssireum)”. Được biết, tài liệu lịch sử đầu tiên của bộ môn này được phát hiện trên một bức tranh tường của ngôi mộ cổ (Gakjeochong) ở Mãn Châu, một cổ đô của Cao Câu Ly. Trong đó Cao Câu Ly là nhà nước cổ đại của Bán đảo Triều Tiên.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc có tổng cộng 20 di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách được công nhận của UNESCO, trong khi Triều Tiên chỉ có ba. 

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Dw, Korea Rehald & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%

Tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 2/2024 diễn ra chiều 29/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, chủ động phương án, xây dựng kịch bản phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%, cao hơn Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra (8,5 - 9,5%).

Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10
Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế

Nhiều năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (CTCHN) đã phát huy vai trò tiên phong của công tác đối ngoại Nhân dân (ĐNND) trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển địa phương, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Thừa Thiên Huế.

Tạo dấu ấn sâu sắc về con người và văn hóa Huế
Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh

Tết cổ truyền là dịp để mọi người tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây cũng là dịp các trường học tổ chức những hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh.

Giáo dục văn hóa địa phương cho học sinh
Return to top