ClockThứ Ba, 03/07/2018 19:24

FAO: An toàn thực phẩm là chìa khoá để phát triển kinh tế, kết thúc đói nghèo

TTH - Đảm bảo mọi người ở khắp nơi có thể tin tưởng vào sự an toàn và chất lượng của thực phẩm mà họ ăn là trọng tâm của Hội nghị Đại hội đồng Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CAC) lần thứ 41 đang diễn ra từ ngày 2-6/7 tại thủ đô Rome, Italy.

FAO: Cần quản lý thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học trên các đại dương chungFAO: Thúc đẩy đa dạng sinh học các ngành nông nghiệp cơ bảnFAO cảnh báo tỷ lệ đói nghèo trên thế giới vẫn còn cao

Trang trại của các hộ gia đình nhỏ sản xuất lên đến 80% thực phẩm ở nhiều quốc gia đang phát triển. Ảnh: Technoserve

Trong phiên họp thường niên này, cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế được gọi là Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CAC), do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập, dự kiến sẽ thông qua một văn bản về hàm lượng thủy ngân tối đa trong cá, cùng những vấn đề khác.

Ủy ban nhóm họp thường niên trong vòng một tuần để áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn, quy phạm thực hành và các khuyến nghị khác tạo nên “mã thực phẩm”, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo thực hành công bằng trong thương mại thực phẩm.

Phát biểu tại hội nghị, bà Maria Helena Semedo, Phó Tổng Giám đốc FAO khẳng định: “Một trong những thách thức lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt là làm thế nào để đảm bảo dân số đang gia tăng trên toàn cầu có đủ lương thực an toàn. An toàn thực phẩm là một yếu tố quan trọng để tiếp cận thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm bớt tình trạng đói nghèo”.

Trong một lưu ý, ông Tom Heilandt, Thư ký của CAC nói với tờ UN News rằng, thủy ngân trong cá và các loại hải sản khác có thể gây hại hoặc thậm chí gây tử vong cho mọi lứa tuổi.

“Chúng tôi đặc biệt quan ngại về sự nhiễm độc của cá do biển nhiễm bẩn bởi kim loại nặng này; một phần do ô nhiễm tự nhiên, có nghĩa là thủy ngân có sẵn trong môi trường và sau đó hòa tan vào các đại dương, một phần cũng do khí thải từ công nghiệp. Thuỷ ngân cũng có thể xâm nhập vào cơ thể, thậm chí qua tóc, và xâm nhập vào thai nhi ở phụ nữ mang thai”, ông Tom giải thích thêm.

Qua đó, ông Guilherme da Costa, Chủ tịch của hội nghị kêu gọi các đại biểu xây dựng sự đồng thuận trong việc thiết lập các tiêu chuẩn. "Điều quan trọng là chúng tôi cố gắng hết sức để phát triển và phổ biến hơn nữa các tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm cho mọi người ở khắp mọi nơi", ông Guilherme nhấn mạnh.

Hội nghị Đại hội đồng CAC năm nay có sự tham dự của các đại diện đến từ gần 120 quốc gia và 70 tổ chức quốc tế.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News & FAO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4

Hãng tin Xinhua ngày 4/5 cập nhật thông tin từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 4 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong 2 năm, giá lương thực tăng trong nhiều tháng.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

TIN MỚI

Return to top