ClockThứ Ba, 30/04/2024 21:52

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

TTH.VN - Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Sản phẩm nghề truyền thống: Sáng tạo trong kinh doanh và thời đại sốNâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống địa phươngĐưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa

 Ký kết hợp tác tại Hà Tĩnh

Chương trình kết nối DN Huế - Hà Tĩnh là điểm dừng đầu tiên trong chuỗi sự kiện kết nối đối tác và thị trường khu vực miền Trung, với nhiều hoạt động như trưng bày giới thiệu sản phẩm, kết nối trực tiếp 1-1 để trao đổi cơ hội hợp tác phát triển kênh phân phối, gala kết nối giữa DN hai bên.

Trung tâm KNĐMST Thừa Thiên Huế và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Hà Tĩnh đã ký kết hợp tác về việc triển khai cụ thể các chương trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường cho DN, khởi nghiệp tại hai địa phương. Các DN tham gia chương trình cũng đã có một số cam kết về hợp tác phát triển thị trường và thiết lập kênh bán hàng. Tại Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi, chương trình kết nối DN cũng tổ chức các hoạt động giới thiệu sản phẩm, kết nối trực tiếp 1-1 để hợp tác phát triển kênh phân phối.

 Giới thiệu sản phẩm ở các địa phương miền Trung

Trung tâm KNĐMST Thừa Thiên Huế và cộng đồng khởi nghiệp ở các địa phương cũng đã thảo luận những định hướng hợp tác giữa hai bên về việc triển khai các chương trình chung nhằm thúc đẩy phát triển thị trường cho DN và khởi nghiệp hai địa phương. Trước đó, các DN thuộc dự án đã được tham gia các phiên cố vấn chuyên môn về xây dựng kênh phân phối và bán hàng.

Chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương do Trung tâm KNĐMST Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện từ năm 2023. Chương trình đã tuyển chọn 11 dự án, DN liên quan đến sản phẩm truyền thống, như: May Payperflower, Công ty TNHH Bách nghệ Búp sen, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào Hoa sữa, Công ty TNHH Nghiên cứu và phát triển Huefarm, Công ty TNHH Sản phẩm thiên nhiên Trà My… để hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy thị trường đầu ra linh hoạt và bền vững, thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top