|
Giá lương thực thế giới chạm mốc cao 119,1. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức |
Cụ thể, giá thịt tăng đáng kể, cùng với đó là mức tăng khiêm tốn của giá ngũ cốc, dầu thực vật cũng đủ để bù đắp cho sự sụt giảm lớn hơn về giá của các sản phẩm sữa và đường.
So với tháng 3, chỉ số giá lương thực tổng thể của FAO trong tháng 4 tăng 0,3%. Một tháng trước, chỉ số này cũng đã cao hơn 1,1% so với tháng 2. Trước đó, chỉ số đã giảm 7 tháng liên tiếp.
Lần cuối cùng chỉ số giá lương thực tăng trong nhiều tháng liên tiếp là vào tháng 2 và tháng 3/2022, khi giá năng lượng cao hơn đã đẩy chỉ số này lên mức cao nhất mọi thời đại là 160,2. Hiện nay, bất chấp sự gia tăng trong 2 tháng qua, chỉ số chỉ đạt được cũng chỉ chạm mốc 119,1 - thấp hơn nhiều so với mức cao kỷ lục vừa nêu.
FAO cho biết, mức tăng lớn nhất trong tháng 4 vừa qua là giá thịt, tăng 1,6%. Điều này một phần là do nhu cầu gia cầm cao hơn ở Trung Đông.
Ngũ cốc, thành phần lớn nhất trong chỉ số giá lương thực, tăng 0,3% do lo ngại về sản xuất ở châu Âu và sự gián đoạn vận chuyển do tình hình ở Ukraine.
Ngoài ra, giá dầu thực vật cũng nhích lên cao hơn do điều kiện thời tiết không thuận lợi ở Bắc bán cầu. Sự gia tăng này diễn ra sau mức tăng ấn tượng 8% vào một tháng trước đó.
Trong giai đoạn này, giá đường lại giảm mạnh 4,4% do sản lượng tăng mạnh ở Ấn Độ và Thái Lan, cộng thêm thời tiết tốt ở Brazil đã giúp mùa vụ bội thu.
Sữa giảm giá 0,3% sau khi tăng liên tục trong 6 tháng trước. FAO cho hay, định giá tiền tệ cũng là một yếu tố đằng sau sự suy giảm.