ClockChủ Nhật, 16/04/2017 14:43

Festival Huế lần thứ X - 2018 sẽ diễn ra từ ngày 27/4 - 2/5/2018

Nhằm tiếp tục giới thiệu, quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập quốc tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã họp bàn và kết luận về kế hoạch tổ chức Festival Huế lần thứ X - 2018.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Trung tâm Festival Huế tổng kết lại 9 kỳ Festival nhằm lựa chọn những tiết mục có giá trị nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa Huế để bổ sung, nâng cấp và trình diễn trong Festival Huế 2018; đồng thời, xây dựng chương trình khung về Festival Huế cho các kỳ Festival tiếp theo.

Một tiết mục biểu diễn trong Festival 2016. Ảnh: T.N

Cơ bản thống nhất chủ đề của Festival Huế 2018 là: “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển - 1 điểm đến 5 di sản”. Trung tâm Festival Huế tiếp tục nghiên cứu, tranh thủ thêm ý kiến của đội ngũ văn nghệ sĩ, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi công bố chính thức.

Về đối tác tham gia, tiếp tục xác định Cộng hoà Pháp là đối tác truyền thống; đồng thời, tranh thủ sự hợp tác toàn diện từ Nhật Bản để mời các đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến tham dự Festival Huế 2018.

Ở trong nước, tranh thủ sự hỗ trợ các đoàn nghệ thuật của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; mời các thành phố kết nghĩa như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố có Cố đô; các đoàn nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc cho các vùng văn hoá của đất nước.

Chương trình Khai mạc ngoài các tiết mục truyền thống về văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, cần có thêm những tiết mục mới, tươi vui của ca sĩ nổi tiếng, hấp dẫn người xem; chương trình Bế mạc nên tổ chức gọn nhẹ, tươi vui, trẻ trung để truyền tải thông điệp cho kỳ Festival tiếp theo. Các chương trình còn lại nên tổ chức theo hướng xã hội hóa.

Festival Huế 2018 sẽ diễn ra từ ngày 27/4 - 2/5/2018.

Theo Thuathienhue.gov.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm lại mình trong chiếc áo dài

Tuổi thơ tôi in đậm hình bóng mạ khi người vuốt lại áo dài cho phẳng phiu để đi ra ngoài. Thời ấy, với các loại vải nội hóa vừa với túi tiền, mạ tôi may mấy cái áo dài màu khói hương, da chai, mỡ gà, tím sim, phin vải trắng… Hễ ra khỏi nhà là mạ lại mặc áo dài tùy vào công việc.

Tìm lại mình trong chiếc áo dài
Festival Huế - sứ mệnh & tầm nhìn

“Festival” đã trở thành một từ quá quen thuộc trong tâm thức người dân, bởi rất nhiều festival đủ thể loại đã xuất hiện ở Việt Nam (hoa, biển, pháo hoa, lúa gạo, trà, võ cổ truyền, tơ lụa - thổ cẩm, dừa, cà phê…). Festival nhiều nơi làm, cũng không ít festival xuất hiện một lần rồi biến mất. Do vậy có lẽ đã đến lúc nhìn lại và suy ngẫm.

Festival Huế - sứ mệnh  tầm nhìn
“Tình Huế ngày Đông”

Tối 15/12, trong không gian sân vườn lung linh, huyền ảo của Phủ Nội vụ- Đại Nội Huế, khán giả được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc “Tình Huế ngày Đông” - sự kiện nghệ thuật khép lại Festival Huế mùa Đông 2023 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tổ chức.

“Tình Huế ngày Đông”
Áo dài Huế, chuyện kể từ dòng sông

Những tà áo dài thướt tha được các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ dòng sông Hương – dòng sông thơ mộng nổi tiếng xứ Huế và có lẽ đẹp nhất Việt Nam đã được người mẫu trình diễn trên nền nhạc lúc trầm lắng, lúc sôi động như đưa người xem đi qua nhiều cung bậc của cảm xúc.

Áo dài Huế, chuyện kể từ dòng sông
Return to top