ClockThứ Tư, 13/12/2023 15:00

Chuỗi hoạt động Festival Huế 2024 trải dài trong suốt năm​

TTH.VN - Festival Huế 2024 mở đầu bằng chương trình Khai hội – Lễ Ban Sóc (1/1) và kết thúc bằng chương trình Countdown, với điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7 -12/6.
Festival Nhiếp ảnh Quốc tế - một sự kiện thường niên từ năm 2023 trong khuôn khổ Festival Huế thu hút hàng trăm nhiếp ảnh gia quốc tế tham gia

Với chủ đề “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”, Festival Huế 2024 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục, kéo dài trong suốt năm 2024.

Lễ hội mùa Xuân “Xuân Cố đô” (tháng 1- 3) bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, dân gian đặc thù với điểm nhấn là chương trình Khai mạc Festival Huế Bốn mùa 2024 và lễ Ban Sóc;  cùng nhiều hoạt động Tết cung đình và dân gian vô cùng phong phú, độc đáo với những tập tục đón Tết, những không gian văn hoá Tết truyền thống, các hoạt động vui chơi giải trí ngày xuân của Kinh đô Huế xưa kết hợp kỷ niệm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế.

Lễ hội mùa Hạ “Kinh thành tỏa sáng” diễn ra từ tháng 4 – 6 lấy điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7 đến 12/6.

Lễ hội mùa Thu “Huế vào Thu” diễn ra từ tháng 7 – 9 với điểm nhấn là các hoạt động: vui Tết Trung Thu như Hội đèn lồng quốc tế Huế 2024 kết hợp với các hoạt động trưng bày, sắp đặt, rước đèn lồng, quảng diễn múa lân…

Lễ hội mùa Đông “Mùa Đông xứ Huế” diễn ra từ tháng 10 – 12 với một số hoạt động lễ hội mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại Cố đô Huế với điểm nhấn là Tuần lễ Âm Nhạc quốc tế và Chương trình Countdown chào đón năm mới.

Với định hướng Festival Bốn mùa, các hoạt động tại Festival Huế 2024 được tổ chức trải dài trong năm nhằm tôn vinh, quảng bá những giá trị đặc sắc của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam, khai thác thế mạnh về danh thắng, các loại hình lễ hội, du lịch tâm linh, thu hút du khách. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

 

Tin, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế và những di sản “động đậy”

Festival Huế bây giờ, dĩ nhiên là không còn giống với Festival Huế của những ngày đầu cách đây hơn 2 năm. Tuy nhiên, Festival Huế luôn có một chủ trương xuyên suốt là làm cho những di sản của Huế luôn “động đậy”.

Festival Huế và những di sản “động đậy”
Phát triển kinh tế từ Festival Huế

Qua mỗi kỳ Festival Huế được tổ chức, bên cạnh vai trò là nơi hội tụ và giao thoa các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới, thì việc khai thác tối đa lễ hội để phát triển kinh tế càng được thể hiện rõ ràng hơn.

Phát triển kinh tế từ Festival Huế
Lưu luyến lời hẹn “Về Huế Festival”

Sau một tuần tưng bừng lễ hội, lễ bế mạc Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa, hội nhập và phát triển” diễn ra tối 12/6 tại Hoàng cung Huế với nhiều cảm xúc trong giờ phút giã bạn cùng lời hẹn ước "Về Huế Festival".

Lưu luyến lời hẹn “Về Huế Festival”
Âm hưởng Nam Bộ giữa lòng Cố đô

Trong không gian thoáng đãng của sân khấu ở công viên 3/2, giữa mênh mông sóng nước Hương Giang hữu tình, các nghệ sĩ Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu đã đem đến cho khán giả những phút giây đầy cảm xúc.

Âm hưởng Nam Bộ giữa lòng Cố đô
101.000 lượt khách đến Cố đô dịp Festival Huế

Thống kê từ Sở Du lịch cho biết, ước 7 ngày từ 6/6 – 12/6, có khoảng 101.000 lượt khách đến tham quan, du lịch và trải nghiệm các hoạt động trong Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

101 000 lượt khách đến Cố đô dịp Festival Huế

TIN MỚI

Return to top