ClockThứ Hai, 03/09/2018 15:30
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP:

“Gam màu” ngày càng sáng...

TTH - Làn sóng đầu tư đang góp phần lấp đầy và tạo bước đột phá để các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thu hút thêm nhà đầu tư mới.

Thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệpNhiều chính sách đối với khu công nghiệp, khu kinh tếĐưa các khu công nghiệp về nông thônHạ tầng cần đi trước một bước - bài 1: Nước thải “bí đầu ra”

Sản xuất gạch ốp lát của Công ty TNHH Vitto tại KCN La Sơn

Tiếp tục tăng trưởng

Sau 5 năm có mặt ở Huế và đặt nhà máy sản xuất men frit đầu tiên tại KCN La Sơn, đến nay Công ty TNHH Vitto (một trong những tập đoàn chuyên sản xuất gạch ốp lát hàng đầu Việt Nam và có nhiều nhà máy trong cả nước) tiếp tục đầu tư xây dựng 2 nhà máy sản xuất gạch ốp lát và dự án (DA) hạ tầng KCN. Với tổng vốn đầu tư đến thời điểm này gần 2.000 tỷ đồng, hiện Vitto có 3 nhà máy sản xuất men frit, gạch ốp lát, đá granit và một DA xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN La Sơn.

Trưởng phòng Tổ chức hành chính, ông Trần Hữu Thiện cho biết, đặt nhà máy tại KCN La Sơn doanh nghiệp (DN) gặp khá nhiều thuận lợi. Từ nguồn nguyên liệu cát, đất sét với trữ lượng lớn sẵn có tại địa phương, đáp ứng đủ cho dây chuyền sản xuất số lượng lớn, đến lực lượng lao động trẻ khá dồi dào và chịu khó giúp DN duy trì và mở rộng quy mô. Hiện, DN đang dốc sức đầu tư hạ tầng KCN, trong đó tập trung hạ tầng đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho các nhà máy, sau đó kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp.

Sản xuất men frit tại KCN Phong Điền

Tại KCN Phú Đa, dù chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, song đến nay đã có 9 nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch, dệt may, đan sợi nhựa...  với tổng vốn đăng ký gần 1.000 tỷ đồng. Một số nhà máy mới vừa đưa vào hoạt động đang được mở rộng quy mô và chuẩn bị xây dựng giai đoạn 2, như nhà máy may Sơn Hà của Công ty TNHH MTV Sơn Hà, nhà máy may Hương Phú của Công ty CP Dệt may Hương Phú và nhà máy may 4 của Công ty CP Dệt may Huế.

Giám đốc phát triển Tổng Công ty TNHH Sơn Hà, ông Huỳnh Trọng Nghĩa cho biết, có 10 nhà máy sản xuất hàng dệt may đóng tại các KCN ở Thái Bình, Quảng Nam, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..., năm 2017, DN quyết định đặt nhà máy tại Thừa Thiên Huế và chọn KCN Phú Đa để triển khai DA. Sau gần 1 năm hoạt động, DN gặp khá nhiều thuận lợi khi thu hút được lực lượng lao động trẻ, yêu nghề và đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

Đan sợi nhựa tại KCN Phú Đa

Theo ông Nghĩa, hiện nhà máy có quy mô 23 chuyền may, thu hút trên 500 lao động với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, từ nay đến năm 2020, DN tiếp tục xây dựng nhà xưởng, nâng số chuyền may lên 150 chuyền và tuyển dụng 3.000 lao động vào làm việc để phát triển quy trình sản xuất may xuất khẩu tại Huế, đáp ứng đơn hàng cho các đối tác lớn ở hai nước Mỹ và Pháp.

Chọn “mặt” giao đất

Chủ tịch Tập đoàn Scavi (Pháp), ông Trần Văn Phú cho biết, sau 10 năm đặt nhà máy tại KCN Phong Điền, từ một xưởng sản xuất nhỏ thu hút vài trăm lao động, đến nay Scavi Huế đã có 3 nhà máy may quy mô lớn, thu hút trên 6.500 lao động và cuối năm 2018 tập đoàn tiếp tục xây dựng nhà máy thứ 4. Qũy đất tại KCN rộng rãi nên ngoài việc xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất, tập đoàn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà ở cho công nhân, trường mầm non và khu thể thao nhằm đảm bảo dân sinh và hướng đến chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, ông Nguyễn Văn Sơn thông tin, thu hút đầu tư vào các KCN đã có những bước đột phá mạnh mẽ, nhiều DA sau khi cấp phép đã xây dựng nhà máy và tiếp tục mở rộng quy mô. Để nâng cao chất lượng đầu tư và thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm lực, sắp tới, Ban ưu tiên kêu gọi các DA đầu tư hạ tầng KCN Quảng Vinh và Phú Đa, trong đó đẩy mạnh kêu gọi các DA xây dựng kết cấu hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN.

Thu hút 143 dự án 

Đến nay, 6 KCN trên địa bàn đã thu hút 143 DA với tổng vốn đăng ký 65.000 tỷ đồng, trong đó có 23 DA FDI với vốn đăng ký 33.000 ngàn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho gần 25 ngàn lao động; 4/6 KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng, vốn thực hiện chiếm khoảng 40%.

Theo ông Sơn, hiện các tập đoàn có nhà máy đặt tại các KCN Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc… đang ồ ạt đến nghiên cứu, khảo sát và đề nghị cấp đất để xây dựng nhà máy tại các KCN nên thời gian tới, Ban sẽ ưu tiên kêu gọi các DA ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tăng giá trị sử dụng đất và sử dụng lao động hiệu quả. Trong đó, ưu tiên các DA sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may, linh kiện điện tử, da giày và các sản phẩm có giá cao nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho các DN và đảm bảo nguồn lao động tại chỗ.

Để thu hút đầu tư theo hướng có chọn lọc, hiện các ban ngành liên quan đang đôn đốc các nhà đầu tư DA xây dựng hạ tầng KCN đẩy nhanh tiến độ để bàn giao hạ tầng sạch cho các nhà đầu tư thứ cấp. Hiện, KCN Phong Điền đang chuyển động từng ngày khi 700ha thuộc KCN đều có nhà đầu tư hạ tầng. Trong đó, DA đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu C do Công ty TNHH C&N Vina Huế- Hàn Quốc triển khai trên diện tích 126 ha, vốn đầu tư 410 tỷ đồng đến nay đã đầu tư 150 tỷ đồng và thu hút được 2 DA thứ cấp; DA hạ tầng KCN Phong Điền- Viglacera vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng đã hoàn thành công tác đền bù 64 ha giai đoạn 1 và thi công một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật, giá trị vốn giải ngân khoảng 60 tỷ đồng; các DA còn lại đang được đẩy nhanh tiến độ để giao đất cho các nhà đầu tư.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ

Không phải đợi đến lúc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị mà từ trước đó, Thừa Thiên Huế đã đặt mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN). Cơ sở để hiện thực hóa kỳ vọng này là vì Thừa Thiên Huế có đội ngũ trí thức hùng hậu, có cơ sở hạ tầng, thiết chế về khoa học công nghệ, cơ sở thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư nguồn lực và nhân lực phát triển khoa học công nghệ
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SUỐI VOI:
Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai các hạng mục công trình, chứng minh năng lực tài chính. Đồng thời, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành giai đoạn 1, 2 đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng lại chi tiết tiến độ triển khai
Thu hút đầu tư xanh

Hiện nay, Thừa Thiên Huế luôn đưa ra tiêu chí lựa chọn những dự án (DA) công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong thu hút đầu tư. Mục tiêu là để đón được những DA đầu tư xanh vào các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, xử lý rác thải…

Thu hút đầu tư xanh
Return to top