ClockThứ Tư, 02/03/2016 17:54

Găng tay thông minh cho người khiếm thị của cậu học sinh trường huyện

TTH - “Găng tay thông minh cho người khiếm thị” là sản phẩm của Lê Ngô Duy Phong, học sinh Trường THPT Phú Bài (TX Hương Thủy) tham gia Cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia tổ chức đầu tháng 3/2016.

Phong cho biết, em có người cậu khiếm thị trong chiến tranh; thương cậu, em nghĩ phải nghiên cứu tìm phương tiện hỗ trợ cậu và những người cùng cảnh ngộ. “Găng tay thông minh” ra đời còn với ước mong góp phần hỗ trợ người khiếm thị, giúp họ có một cuộc sống tốt hơn.

Lê Ngô Duy Phong (đứng giữa) tại Hội thi tin học trẻ toàn quốc

Từ ý tưởng này, Phong tìm tòi nghiên cứu, tham khảo trên mạng. Khi biết về một công trình khá mới được áp dụng là kính cho người khiếm thị của Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải (Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), em đã đến Hội Người mù tỉnh để tìm hiểu. Tiếp xúc với những người sử dụng kính, Phong nhận ra những thiếu khuyết của sản phẩm và thấy những người khiếm thị rất cần một sản phẩm hỗ trợ thị giác hữu hiệu hơn. Với sự giúp đỡ của thầy giáo Hoàng Minh, sau gần một năm, sản phẩm “Găng tay thông minh dành cho người kiếm thị” đã giành giải nhất lĩnh vực của cuộc thi cấp tỉnh và lọt vào “top 6” tham gia cuộc thi ngthiên cứu khoa học cấp quốc gia năm 2016.

Mặc dù không học hành cao, nhưng ba mẹ chính là nguồn động lực lớn của Phong. Mọi yêu cầu tài chính cho công trình được đáp ứng. Mẹ còn là người tỉ mỉ thực hiện từng mũi khâu cho sản phẩm. Khi nói về sức hút khoa học, “nhà sáng chế” trẻ Duy Phong không ngần ngại khẳng định, thầy Hoàng Minh, thầy dạy tin học người hướng dẫn chính, là “sư phụ” của các công trình. Ngay khi còn học trung học cơ sở, Phong đã rất mê tin học. Mê đến nỗi trong quá trình ôn thi vào Quốc Học, em dành hầu hết thời gian cho máy tính. Rớt chuyên tin Quốc Học, Phong đã rất buồn, nhưng khi trở thành học sinh Trường THPT Phú Bài, em đã được thầy Hoàng Minh phát hiện. Với tố chất sẵn có cộng với phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi đầy kinh nghiệm của thầy Minh, “cặp bài trùng Hoàng Minh - Duy Phong làm nên thành tích liên tục trong giáo dục đỉnh cao của Trường THPT Phú Bài. Ngay trong lần ra quân đầu tiên (lớp 10), Phong đã giành giải cao tại cuộc thi cấp tỉnh. Năm lớp 11, Phong đạt giải nhất tỉnh, khuyến khích cấp quốc gia và lần này là một suất đi Bắc Ninh tham gia thi cấp quốc gia 2016.

Một trong những nét độc đáo ở Duy Phong là tuy học trường huyện nhưng em là một trong số ít học sinh tự thuyết minh công trình bằng tiếng Anh, điều mà nhiều nhóm công trình của học sinh Quốc Học, Nguyễn Huệ (Huế) chưa làm được. Nói về khả năng  thuyết trình, Phong cho biết việc vượt qua bài khoá chuẩn bị không khó khăn, cái khó là nghe, hiểu và trả lời được cho Ban giám khảo. Thấy chúng tôi tỏ ra lo lắng, Phong cười đáp, vì trong thành phần giám khảo có cả người nước ngoài nên em rất chú ý rèn luyện kỹ năng tiếng Anh. Chưa hết bất ngờ vì khả năng ngoại ngữ của cậu bé trường huyện, chúng tôi lại biết thêm Phong rất thích… văn học. Em là tác giả của khá nhiều tản văn và ước mơ bay bổng của nhà khoa học trẻ là trở thành đạo diễn điện ảnh(?)

Không chỉ giỏi nghiên cứu khoa học (NCKH) , Duy Phong còn có học bạ đẹp với 11 năm rưỡi đạt học sinh giỏi toàn diện. Khi em bảo, mỗi ngày em dành cho máy tính 3 đến 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi hỏi em học các môn khác vào giờ nào. Phong cho biết, em luôn tranh thủ thời gian trên lớp, trừ bài tập về nhà, còn không sau mỗi giờ học em đều đã thuộc bài. Phong tiết lộ bí quyết là rất hay phát biểu trong giờ để lấy điểm. Theo em, chủ động học để hiểu, hiểu để thuộc, nên em rất tập trung tư tưởng trong giờ học. Về nhà em có thể yên tâm “ôm” máy tính làm những gì mình thích.

Duy Phong cho biết, đến thời điểm này em vẫn tập trung nghiên cứu từng chi tiết nhỏ một cách tỉ mỹ nhất để bảo đảm có một hệ thống vi mạch hoàn hảo trong một thiết diện đẹp. Với em, NCKH là một sân chơi của đam mê, em sẽ tiếp tục theo đuổi lâu dài, ước mơ sẽ trở thành người viết phần mềm, là trở thành sinh viên Trường đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh hoặc giành một suất du học. Nhưng trước mắt, phải thể hiện hết mình trong cuộc thi sắp tới. Nếu công trình được công nhận, ứng dụng sản xuất thì đây là một sản phẩm có giá trị nhân văn cao. Cậu bé cũng bật mí, với linh kiện mua từ Ý, hiện một đôi bao tay có giá thành 800.000 đồng, nhưng sản xuất hàng loạt thì mức giá sẽ giảm đáng kể, giúp những người khiếm thị dù khó khăn đến đâu cũng có khả năng mua dùng.

Sản phẩm “Găng tay thông minh cho người khiếm thị” là tổ hợp các chức năng như sử dụng máy tính (điều khiển trình nghe nhạc, nghe tin tức, nghe truyện…) chức năng đàm thoại của điện thoại di động, gậy dò đường để hỗ trợ cho người khiếm thị tận dụng tối đa xúc giác, khứu giác để hoà nhập cuộc sống một cách dễ dàng hơn.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông: Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng

Những năm trở về đây, gỗ óc chó trở thành tâm điểm trong lĩnh vực nội thất và tạo được sức hút đặc biệt khi xuất hiện trong nhiều công trình dự án đẳng cấp. Gỗ óc chó không chỉ đẹp về mặt màu sắc và vân gỗ, mà còn là biểu tượng của sự cao quý và tinh hoa của văn hóa Á Đông.

Nghệ thuật Gỗ Óc Chó Việt Á Đông Khi Sáng Tạo Gặp Chất Lượng
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Return to top