ClockThứ Tư, 13/03/2024 18:37

16 tỉnh thành đứng đầu các vùng kinh tế về đổi mới sáng tạo

Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 (PII) theo vùng kinh tế, xã hội, có 16 tỉnh, thành phố vượt trội về điểm số.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh lần thứ IX năm 2024Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệpPhát động cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Huế lần thứ VII

Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 (viết tắt là PII - Provincial Innovation Index) được Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng công bố chiều 12/3. Bên cạnh thứ hạng chung cả nước dựa theo 52 chỉ số thành phần, PII 2023 cũng xếp hạng 63 tỉnh, thành chia theo 6 vùng kinh tế, xã hội. Bộ chỉ số cũng đưa ra top các địa phương dẫn đầu từng vùng.

 
 Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 14 địa phương, trong đó 3 địa phương dẫn đầu vùng là Thái Nguyên (47.75 điểm, xếp hạng 10), Bắc Giang (46.51 điểm, hạng 11) và Phú Thọ (41.29 điểm, hạng 20).

Trong số này Thái Nguyên và Bắc Giang đều có tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng cao và thu nhập bình quân đầu người ở mức khá.

Thái Nguyên có nhiều chỉ số đạt điểm tuyệt đối, theo thang điểm 100, như vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của doanh nghiệp, trình độ phát triển doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp của nước ngoài và giá trị xuất khẩu.

Bắc Giang dẫn đầu ở tính tác động cùng chỉ số cao về thể chế và cơ sở hạ tầng. Trong khi Phú Thọ có tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ ở mức khá, nổi trội ở một số trụ cột về con người và nghiên cứu phát triển, thị trường doanh nghiệp.

Hầm chui ở Thái Nguyên, hầm chui đầu tiên ở tỉnh miền núi phía Bắc có vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Ảnh: Ngọc Thành 

Vùng Đồng bằng sông Hồng có 11 địa phương, trong đó 3 địa phương dẫn đầu gồm Hà Nội (62.86 điểm, xếp hạng 1), Hải Phòng (52.32 điểm, hạng 3), Bắc Ninh (49.20 điểm, hạng 6).

Cả 3 địa phương dẫn đầu vùng đều nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu PII 2023 cả nước. Các địa phương này đều có thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và chi mạnh tay cho nghiên cứu phát triển (R&D).

Hà Nội đứng đầu ở cả xếp hạng đầu ra và đầu vào đổi mới sáng tạo nhờ dẫn đầu 14/52 chỉ số thành phần. Trong số này có các chỉ số về nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo như nhân lực, chi cho nghiên cứu phát triển, số lượng tổ chức khoa học công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo và các đầu ra về tài sản trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng, kiểu dáng công nghiệp hay các tác động đến kinh tế xã hội như chỉ số phát triển con người.

Hải Phòng xếp hạng thể chế đứng thứ hai cả nước, trong đó dẫn đầu về chính sách thúc đẩy khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Địa phương này còn có điểm mạnh về tỷ lệ học sinh trung học tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, cải cách hành chính và các chỉ số phát triển con người.

Bắc Ninh được đánh giá điểm mạnh về vốn con người và nghiên cứu phát triển trong đó có giáo dục và chi cho giáo dục đào tạo bình quân. Bắc Ninh cũng có các điểm số cao trong tác động đến sản xuất kinh doanh như giá trị xuất khẩu/GRDP, tỷ lệ dự án đầu tư đang hoạt động trong các khu công nghiệp cùng đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 14 địa phương, ba địa phương dẫn đầu vùng gồm Đà Nẵng (50.70 điểm, xếp hạng 4), Thừa Thiên Huế (44.01 điểm, hạng 14), Ninh Thuận (39.69 điểm, hạng 21). Hầu hết các địa phương trong vùng đều có kết quả đầu vào đổi mới sáng tạo cao hơn so với đầu ra (trừ Quảng Trị và Bình Thuận).

Đà Nẵng đứng thứ 4 trong số các địa phương dẫn đầu nhiều chỉ số thành phần nhất, với 5/52 chỉ số. Trong đó có các chỉ số như chi cho khoa học công nghệ, số tổ chức khoa học công nghệ, tín dụng khu vực tư nhân, mật độ doanh nghiệp, số doanh nghiệp mới thành lập. Đà Nẵng có thu nhập bình quân đầu người ở mức cao và có ngành dịch vụ phát triển, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Thừa Thiên Huế có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá. Ninh Thuận có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình nhưng có tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ở mức khá.

Toàn cảnh Cung thể thao Tiên Sơn nhìn về trung tâm thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông 

Tây Nguyên gồm 5 địa phương, có 2 địa phương dẫn đầu vùng là Lâm Đồng (43.58 điểm, xếp hạng 15), Kon Tum (34.44 điểm, hạng 39).

Lâm Đồng là "điểm sáng" của vùng Tây Nguyên, là địa phương duy nhất vào nhóm 30 địa phương dẫn đầu PII cả nước. Tỉnh này có ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ở mức khá. Lâm Đồng được đánh giá điểm mạnh trong tỷ lệ lao động có việc làm, số sản phẩm OCOP 4 sao trở lên, cùng chi phí gia nhập thị trường và thiết chế pháp lý an ninh trật tự.

Kon Tum có ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng thu nhập bình quân đầu người còn ở mức thấp.

Khu vực Đông Nam Bộ có 6 địa phương, trong đó dẫn đầu là TP HCM (55.85 điểm, xếp hạng 2), Bà Rịa - Vũng Tàu (49.18 điểm, xếp hạng 7).

Các địa phương vùng Đông Nam Bộ đa số có hiệu quả cao trong chuyển đầu vào đổi mới sáng tạo thành đầu ra đổi mới sáng tạo. Điểm mạnh vực này về cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường và trình độ phát triển của doanh nghiệp.

Xếp thứ hai cả nước, TP HCM dẫn đầu nhiều chỉ số thành phần nhất với 12/52 chỉ sau Hà Nội. Trong đó gồm các chỉ số như chính sách hỗ trợ chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạ tầng số, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo và một số sản phẩm về tài sản trí tuệ, đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích. TP HCM cũng có các điểm mạnh vượt trội đều đạt 100 điểm về hạ tầng số, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, số doanh nghiệp mới thành lập và mật độ doanh nghiệp cùng đóng góp GDP cả nước.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm vi mạch của trường Đại học Quốc gia TP HCM tại một sự kiện đổi mới sáng tạo, tháng 10/2023. Ảnh: Lưu Quý 

Bà Rịa - Vũng Tàu có khu vực công nghiệp - xây dựng (bao gồm dầu khí) chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Là địa phương xếp thứ 7, Bà Rịa-Vũng Tàu dẫn đầu về chỉ số phát triển con người và nổi trội về nhiều khía cạnh như số chỉ dẫn địa lý được cấp chứng nhận bảo hộ, vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp cùng hạ tầng số. Tuy nhiên địa phương bộc lộ một số điểm yếu ở chi cho nghiên cứu phát triển R&D/GRDP, lượng đăng ký nhãn hiệu còn thấp cùng chính sách thúc đẩy khoa học công nghệ chưa chú trọng.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 địa phương, có 3 dẫn đầu lần lượt là Cần Thơ (49.66 điểm, xếp hạng 5), Long An (44.95 điểm, xếp 12) và Đồng Tháp (38.32 điểm xếp 25).

Theo điểm số và thứ hạng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chia thành ba nhóm rõ rệt, trong đó Cần Thơ và Long An ở nhóm đầu. Điều này phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của địa phương trong vùng.

Cầu và cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng. Ảnh: Huy Phong 

Cần Thơ là địa phương có xếp hạng đầu ra đổi mới sáng tạo đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau Hà Nội. Địa phương này nổi trội về sản phẩm tri thức, sáng tạo công nghệ với đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích cùng giống cây trồng.

Long An có các chỉ số cao về tỷ lệ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp có chứng chỉ ISO, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Đồng Tháp có tỷ trọng khu vực dịch vụ và nông, lâm và thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Địa phương này có "điểm sáng" về các chỉ số như tính năng động của chính quyền địa phương, quản trị môi trường, đơn đăng ký nhãn hiệu cùng tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong số doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên Đồng Tháp chi cho khoa học công nghệ còn thấp, với mật độ doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp của nước ngoài/GRDP chưa cao.

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh cho rằng thông qua PII, các địa phương biết điểm mạnh, điểm yếu của mình và dựa trên định hướng phát triển để cải thiện các điểm yếu, tăng cường điểm mạnh, xây dựng chính sách phù hợp để thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương theo thực trạng.

Theo Thứ trưởng, các tỉnh thành thuộc top 10 địa phương dẫn đầu theo vùng kinh tế xã hội có điểm chung về cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển thị trường, doanh nghiệp rất cao so với mặt bằng chung cả nước. Vốn con người và nghiên cứu phát triển (R&D) của họ cũng vượt trội so với các địa phương khác do tập trung nhiều trường đại học, tổ chức nghiên cứu. Tức các địa phương này có đầu vào đổi mới sáng tạo thuận lợi, giúp chuyển hóa thành các kết quả đầu ra cao so với các địa phương khác.

Theo vnexpress.net
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top