ClockChủ Nhật, 14/07/2019 14:43

Hàn Quốc: Nhà mạng KT tận dụng công nghệ 5G để phòng chống dịch bệnh

TTH.VN - Sau khi Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên ra mắt dịch vụ thương mại cho thế hệ mạng di động thứ 5 (5G) vào tháng 4 vừa qua, quốc gia này hy vọng hệ thống mạng siêu tốc sẽ hỗ trợ thay đổi cuộc sống hằng ngày.

World IT Show 2019 nêu bật những tiến bộ mới nhất trong 5G, AIHàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai mạng 5G5G mang lại bước tiến vượt bậc trong cuộc sống và công việcĐông Nam Á triển khai công nghệ 5G để thu hẹp khoảng cách phát triển5G mang lại cơ hội phát triển lớn cho khu vực Đông Nam Á

Ảnh minh họa: Adweek

Từ việc tăng tốc độ tải các bộ phim dài đến điều khiển phương tiện tự trị trên đường cao tốc, mạng lưới 5G dự kiến sẽ cho phép phát triển nhiều công nghệ mới trong tương lai.

Trong bối cảnh các công ty viễn thông trên khắp thế giới vẫn đang tìm cách tối đa hóa lợi ích của công nghệ mạng tiên tiến, nhà mạng di động hàng đầu Hàn Quốc KT đã và đang có kế hoạch tiếp cận lĩnh vực phòng chống dịch bệnh - nơi công nghệ có thể phô diễn tiềm năng của mình trên toàn cầu.

Giám đốc KT Hwang Chang-gyu phát biểu tại Tổ chức Lương thực Thế giới cho biết, ý tưởng được hình thành trong bối cảnh con người và động vật đang phải chịu đựng sự hoành hành của bệnh truyền nhiễm. Ước tính khoảng 71 nghìn tỷ USD/năm đã được sử dụng để giải quyết vấn đề này trên khắp thế giới.

Thêm vào đó, ông cũng nhận định trong thời đại 5G, công nghệ thông tin và truyền thông có thể thực hiện hóa tầm nhìn của “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Dựa trên công nghệ tiên tiến, chúng ta có thể bảo vệ con người và động vật khỏi các dịch bệnh lây nhiễm.

Trong vài năm qua, KT đã giới thiệu nền tảng phòng chống dịch bệnh của mình đến nhiều quốc gia trên thế giới. Dựa trên nguồn dữ liệu khổng lồ được thu thập bởi mạng lưới tiên tiến, hiện KT đang tìm cách xây dựng hệ thống cảnh báo toàn cầu về đại dịch.

Tại diễn đàn Kinh tế thế giới diễn ra tại Davos hồi năm 2018, Giám đốc Hwang đã đề xuất ý tưởng mang tên “Nền tảng phòng chống đại dịch toàn cầu”, trong đó kêu gọi các nước đưa vào hoạt động hệ thống này nhằm mục tiêu cảnh báo đại dịch thông qua các thiết bị di động.

Trong hoàn cảnh thông thường, chỉ những cá nhân nào chấp nhận cung cấp thông tin cá nhân mới được nhận thông tin cảnh báo về dịch bệnh. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo vẫn sẽ gửi thông tin đến tất cả mọi người khi có đại dịch xảy ra.

Đến nay, KT đã và đang tìm cách mở rộng phạm vi của sáng kiến GEPP, mở rộng hệ thống cảnh báo dịch bệnh sang cả lĩnh vực chăn nuôi nhằm ngăn chặn nguy cơ lây bệnh xuyên biên giới giữa các loài động vật. Đây là vấn đề được đánh giá cao giữa lúc một số quốc gia châu Á gần đây đang đau đầu với dịch tả lợn châu Phi.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Rehald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top