ClockThứ Hai, 18/03/2019 20:23

Đông Nam Á triển khai công nghệ 5G để thu hẹp khoảng cách phát triển

TTH - Nikkei Asia Review ngày 18/3 cho biết, các quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực chạy đua để giới thiệu công nghệ 5G (thế hệ mạng di động thứ 5), với quyết tâm không để thua kém các quốc gia phát triển vì công nghệ này có vai trò rất quan trọng trong những đổi mới như xe tự lái và dịch vụ y tế kỹ thuật số.

Doanh nghiệp Mỹ tự tin về tiềm năng tăng trưởng ở ASEAN

Lắp đặt hạ tầng để thử nghiệm mạng 5G ở Thái Lan. Ảnh: Nikkei

Theo đó, Thái Lan và Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu triển khai dịch vụ 5G vào đầu năm 2020, chỉ sau các quốc gia giàu có 1-2 năm. Đây được coi là một bước tiến đáng kể khi dịch vụ 4G được các nước này giới thiệu chậm hơn các đối tác phương Tây đến 5 năm.

Thực tế, chi phí cao để đầu tư cho cơ sở hạ tầng 5G đang đè nặng lên các công ty viễn thông, vốn vẫn phải vật lộn với khoản chi tiêu lớn cho công nghệ 4G. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đang tìm cách hỗ trợ để khuyến khích các công ty đầu tư phát triển công nghệ mới này.

Ở Đông Nam Á, Thái Lan được xem là nhà sản xuất hàng đầu, nhưng nước này vẫn đang loay hoay để có thể trở thành một nền kinh tế tiên tiến. Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, sáng kiến Thái Lan 4.0 của chính phủ nước này nhằm mục đích thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao sử dụng cơ sở hạ tầng 5G. Với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với 4G, công nghệ sẽ rất quan trọng đối với sự thành công của chiến lược này.

Tháng 7 năm ngoái, Singapore – quốc gia đi đầu khu vực trong công nghệ 5G, cho biết, Tập đoàn Viễn thông Singapore (Singtel) của họ đã hợp tác với Ericsson để thử nghiệm các mạng 5G. Singtel cũng đang làm việc với Garuda Robotics về máy bay không người lái trong mảng bảo mật và giao hàng trọn gói. Nước này cũng đang tiến hành các thử nghiệm để chơi game trên dịch vụ đám mây (cloud gaming), với tiện ích cho phép người dùng truyền phát trò chơi.

Tại Myanmar, nơi dịch vụ 4G chỉ mới được ra mắt vào năm 2017, chính phủ cũng đặt mục tiêu chuyển hướng sang 5G bằng cách chỉ định các nhà cung cấp dịch vụ di động triển khai phổ tần mới vào đầu thập kỷ tới.

Trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ sử dụng cơ sở thiết bị của Trung Quốc hoặc của các nước phương Tây, thì với Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm mạng 5G trong năm nay và đặt mục tiêu phát triển các trạm cơ sở của riêng mình.

"Trước đây chúng tôi thường dựa vào nhập khẩu, nhưng giờ đây chúng tôi muốn phát triển công nghệ 5G ngay trong nước", Nikkie dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho hay.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Nikkei Asia Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top