ClockThứ Năm, 25/04/2024 14:33

Ứng dụng công nghệ thông minh trong phân loại và xử lý rác

TTH.VN - Ngày 25/4, Đại học Huế phối hợp với Quỹ Friedrich Naumann thuộc Viện Friedrich Naumann vì Tự do (FNF) tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Đô thị xanh: Ứng dụng công nghệ thông minh trong phân loại và xử lý rác”.

Cơ hội việc làm cho sinh viên Trường đại học Khoa học, Đại học Huế tại Nhật BảnGiúp sinh viên có kỹ năng viết CV và phỏng vấn hiệu quảĐại học Huế đoạt hai giải Nhất và Nhì tại cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ Vai trò phụ nữ trong thành phố thông minh, thích ứng biến đổi khí hậuNhận diện rào cản thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học

 Ông Hoàng Sơn Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ Việt Nam chia sẻ các giải pháp để xử lý rác thải

Thu hút sự tham gia của hơn 90 nhà khoa học, nhà quản lý và các bên liên quan trong lĩnh vực quản lý rác thải, hội thảo bao gồm những phiên thảo luận, khóa tập huấn, các bài tham luận từ các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực quản lý rác thải; các hoạt động tương tác để thúc đẩy sự giao lưu và chia sẻ thông tin hiệu quả hơn.

Các bài tham luận chính tại hội thảo tập trung vào cách thức tái chế rác hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp tại các chợ góp phần bảo vệ môi trường kết hợp sinh kế và khởi nghiệp; sử dụng phần mềm quản lý chất thải rắn sinh hoạt Grac; xử lý rác hữu cơ tại các chợ để sản xuất nước rửa chén enzyme sinh học; ứng dụng công nghệ trong phân loại rác (PLR) tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động.

Hội thảo nhằm tạo ra một diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về phân loại rác tại nguồn, thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiến bộ vào quản lý rác tại các chợ truyền thống; góp phần xây dựng đô thị xanh, thông minh và bền vững hơn. Hội thảo còn nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết sâu hơn về phân loại và xử lý rác bằng giải pháp công nghệ thông minh.

Tin, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

TIN MỚI

Return to top