ClockThứ Bảy, 27/08/2016 14:29

Hy Lạp đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng người tị nạn

TTH.VN - Hy Lạp vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc quản lý cuộc khủng hoảng người tị nạn, đặc biệt là nếu các nước Liên minh châu Âu không tiếp tục thúc đẩy chương trình di dời và đoàn tụ gia đình, người đứng đầu cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết trong chuyến thăm gần đây đến nước này.

Giám đốc UNHCR Filippo Grandi gặp gỡ một gia đình người tị nạn Syria ở khu trại tị nạn phía bắc Hy Lạp. Ảnh: UNHCR

"Những thách thức này rất nghiêm trọng, và chúng ta cần phải tiếp tục cùng nhau giải quyết", Cao ủy LHQ về người tị nạn Filippo Grandi cho biết trong một thông cáo báo chí, đề cập đến các điều kiện sinh hoạt, an ninh tại các khu tị nạn đông đúc ở quốc gia này.

Bờ biển Hy Lạp là cửa ngõ để vào các nước EU khác của hơn 856.000 người tị nạn và người di cư trong năm ngoái, theo Văn phòng Cao uỷ (UNHCR). Dòng chảy những người tị nạn đã chậm lại đáng kể trong năm nay, nhưng khoảng 50.000 người vẫn còn ở lại quốc gia này, với số lượng nhỏ mỗi ngày vẫn tiếp tục kéo đến.

Mặc dù điều kiện tại các trung tâm tiếp nhận đang dần được cải thiện, nhưng nhiều người vẫn phải sống trong các khu tạm trú chật chội và thiếu thốn, trong khi chờ đợi các giải pháp cho tương lai.

Đây là chuyến thăm thứ hai của ông Grandi kể từ khi trở thành giám đốc UNHCR từ hồi đầu năm, diễn ra một tháng trước khi Hội nghị thượng đỉnh LHQ về người tị nạn và người di cư, sẽ được tổ chức tại New York vào ngày 19/9 sắp tới.

Tại Hy Lạp, ông nhấn mạnh sự cần thiết các nước thành viên EU phải thúc đẩy các kế hoạch đoàn tụ gia đình và tái định cư thông qua chương trình tái định cư chính thức của khối, thông cáo báo chí cho biết.

Tính đến nay, 3.054 người tị nạn đã được di dời từ Hy Lạp đến quốc gia thành viên EU khác, trong khi 3.606 người khác dự kiến sẽ ​​khởi hành trong những tháng tới. Tuy nhiên, các nước thành viên chỉ di dời 8.003 người trong tổng số 66.400 người tị nạn.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Globalheadlines)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top