ClockThứ Sáu, 11/01/2019 15:09

Kim ngạch xuất khẩu 2019: Nỗ lực cán đích 1 tỷ USD

TTH - Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 1 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2018), các doanh nghiệp (DN) có ngành hàng xuất khẩu đang nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển các nhóm hàng mới.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 2,2 tỷ USDKim ngạch xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh về trị giá

Phát huy năng lực tăng thêm

Năm 2018 là một năm thành công đối với hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may với tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt trên 680 triệu USD, tăng 20% so với năm 2017, chiếm trên 70% tổng giá trị KNXK của tỉnh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 20 ngàn lao động.

Dệt may là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu cao trong năm 2018

Đa số các DN dệt may trên địa bàn đều có thị trường tiêu thụ ổn định và khai thác thêm nhiều thị trường mới, đồng thời phát huy năng lực tăng thêm của các nhà máy may mới đưa vào hoạt động, như: Hanex, Hương Phú, Hanesbrands Việt Nam Huế, Sơn Hà Huế, nhà máy may 4 của Công ty CP Dệt may Huế...

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế, ông Nguyễn Thanh Tý cho biết, ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ, Hàn Quốc, EU, DN đang hướng đến một số thị trường mới là Nhật Bản, Úc. Với quy mô 5 nhà máy, 80 chuyền may, trong đó có 4 nhà máy đóng trên địa bàn tỉnh và 1 nhà máy tại Quảng Bình, năm 2018 công ty đảm bảo việc làm ổn định cho 5.200 lao động, tổng doanh thu đạt trên 1.700 tỷ đồng, KNXK đạt 92 triệu USD. Hiện DN đã nhận đơn hàng xuất khẩu đến tháng 6/2019.

Tại Khu công nghiệp (KCN) Phong Điền, nhiều DN đã lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong năm 2019, như: Công ty TNHH Scavi Huế, Prime Phong Điền, Công ty TNHH Lee & Park Wood Complex, Công ty CP Frit Phú Xuân… với kế hoạch đạt mức tăng trưởng tăng từ 10- 20% so với năm 2018. Trong đó, gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt gần 78 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ.

Là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất ván gỗ ghép, viên nén gỗ và các hạng mục liên quan đến gỗ tại KCN Phong Điền, hiện mỗi tháng Công ty TNHH Lee & Park Wood Complex sản xuất khoảng 1.000m3 sản phẩm ván ép và 3.000- 4.000 tấn viên nén năng lượng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Giám đốc Công ty TNHH Lee & Park Wood Complex, ông Park Boung Hui thông tin, sau khi sản xuất ổn định giai đoạn 1, hiện DN tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 của nhà máy để tăng năng lực sản lượng xuất khẩu cho các đối tác Hàn Quốc và phát triển thêm một số thị trường mới, phấn đấu đưa KNXK năm 2019 tăng 20% so với năm 2018.

Phó Giám đốc Sở Công thương, ông Phan Hùng Sơn cho rằng, năm 2018 do sự phục hồi kinh tế và gia tăng nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… cùng với nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã giúp các DN phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.

Cán đích 1 tỷ USD

Với mục tiêu đạt KNXK năm 2019 là 96 triệu USD, tăng 5% so với năm 2018, công việc đầu tiên Công ty CP Dệt may Huế triển khai ngay trong năm nay là đầu tư dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất nhằm tăng năng suất, tiết giảm nhân công, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Lĩnh vực sợi đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao trong năm 2018

Ông Nguyễn Thanh Tý thông tin, năm 2019 công ty đầu tư khoảng 200 tỷ đồng trang bị các thiết bị máy móc hiện đại để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu và tiêu hao nhiều điện năng. Trong đó, tập trung đầu tư nâng cấp thiết bị, mở rộng và nâng công suất hệ thống xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm; đầu tư nâng cấp thiết bị nhà máy sợi và đầu tư bổ sung nâng cấp thiết bị dây chuyền nhà máy may.

Có mặt tại KCN La Sơn từ năm 2010, chuyên sản xuất và chế biến sản phẩm dăm gỗ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, năm 2019, Công ty TNHH Hào Hưng Huế đặt mục tiêu KNXK lên 15 triệu USD, tăng 15% so với năm 2018. Để đạt được chỉ tiêu này, từ đầu năm 2019 công ty đã hoàn tất các thủ tục mở rộng dây chuyền sản xuất và bổ sung thêm ngành hàng xuất khẩu mới, đó là sản xuất viên nén năng lượng.

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh, để đạt KNXK 1 tỷ USD, năm 2019 Sở triển khai các giải pháp tập trung phát triển các ngành công nghiệp theo chiều sâu, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế như các dự án chế biến sâu từ nguyên liệu cát như sản xuất thuỷ tinh pha lê, kính cường lực; chế biến thuỷ sản; sản xuất nguyên phụ liệu dệt may. Mặt khác, ưu tiên khuyến khích các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ cao, tạo được sản phẩm xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cao nhằm tạo thêm năng lực mới cho ngành công nghiệp, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chủ lực như bia, xi măng, dệt may, thuỷ điện…

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có hơn 70 DN có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Năm 2019, nhiều DN đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và cả năm 2019, với mục tiêu giá trị KNXK 2019 đạt 1 tỷ USD.   

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ

Đến Đội HSNV Cảnh sát thuộc Phòng HSNV Công an tỉnh vào một ngày cuối tuần; cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, Đại úy Dương Thị Mỹ Hạnh vẫn đang miệt mài, cẩn trọng tổng hợp, sắp xếp, phân loại các hồ sơ cần số hóa, ghép lại từng mảnh tài liệu cũ đang có hiện tượng rách, mục nát.

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ
Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023

Theo số liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 24/1, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng năm thứ 3 liên tiếp trong năm 2023, đạt mức cao kỷ lục, phản ánh các lô hàng xuất khẩu ô tô mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của đồng yen yếu.

Xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục trong năm 2023
Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc
Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành, địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (DDCI) năm 2023 cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền cấp huyện, thị và sở, ngành có nhiều dấu hiệu tích cực.

Khi nỗ lực của chính quyền được doanh nghiệp công nhận

TIN MỚI

Return to top