ClockThứ Bảy, 08/06/2019 12:55
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, XÂM HẠI TRẺ EM:

Lên tiếng, cùng hành động

TTH - Gần đây, lực lượng Công an tỉnh liên tục phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tự bảo vệ cho học sinh, nhất là học sinh nữ.

“Đại sứ” trong phòng, chống bạo lực học đườngBạo lực gia đình là nguồn cơn của bạo lực học đườngBạo lực học đường ngày càng gia tăng xuất phát từ mạng xã hội

Hướng dẫn cho học sinh Trường THPT Hương Trà những kỹ năng về phòng chống bạo lực

Từ các vụ việc

Do mâu thuẫn từ trước, sau giờ tan trường, em N.P.M.T. (17 tuổi), học sinh lớp 11 (ở TP. Huế) bị một học sinh cùng trường rút dao chém và 2 học sinh khác hành hung tại khu vực đường Lê Huân, phường Thuận Hòa. Hốt hoảng, T. vội bỏ chạy, vào nhà một người dân ở cạnh đó. Sau đó T. lên xe máy của bạn bỏ chạy, nhưng đi được một đoạn thì ngã gục xuống đường nên được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Trước đó, cũng do mâu thuẫn trên facebook, N.T.H.H., học sinh lớp 7/1 (ở TP. Huế) bị một nhóm bạn đánh hội đồng. Dù bị đánh, nhưng H. không dám báo với thầy cô hay gia đình vì sợ nhóm bạn đánh tiếp.

Bên cạnh các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường,  đáng lo lắng nữa là các vụ xâm hại tình dục trẻ em. Một trong các vụ việc là trường hợp Phúc (21 tuổi) và N. (chưa đủ 16 tuổi) quen nhau qua mạng xã hội facebook được vài tháng thì nảy sinh tình cảm. Khi N báo có thai, người bố trình báo công an. Phúc bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “giao cấu với trẻ em”…

“Đó chỉ là những dẫn chứng rõ nhất, sát nhất với các em học sinh mà chúng tôi đưa ra nhằm để các em nhận thấy bản chất, tác hại của bạo lực học đường; nguy cơ của sự xâm hại phụ nữ, nhất là trẻ em gái. Mong rằng, từ những vụ việc này, các em hiểu hơn, tránh xa những cạm bẫy, những việc không nên làm”, Thiếu tá Trần Thị Hương Giang, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an tỉnh cho biết.

Thay đổi nhận thức, hành động 

Trung úy Trần Anh Tiến, cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp luật nghiệp vụ Thanh niên Công an tỉnh chia sẻ: “Qua tuyên truyền tại các trường: THCS Phú Đa (Phú Vang); THCS Chu Văn An; THPT Gia Hội (TP. Huế) và THPT Hương Trà (TX. Hương Trà) chúng tôi nhận thấy, không phải học sinh nào cũng hiểu biết cách tự bảo vệ mình cũng như cách phòng tránh bạo lực, xâm hại tình dục. Vì vậy, chúng tôi lưu ý với các em những nguy cơ; kỹ năng phòng vệ chính đáng để không bị kẻ xấu lợi dụng hoặc có những hành động quá khích”.

“Chỉ với những động tác cơ bản, nhưng nếu các em hành động một cách đúng lúc, đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc tự bảo vệ mình. Vì vậy, chúng tôi đã giúp các em có những động tác làm sao để thoát khỏi các đối tượng xấu một cách nhanh nhất trước khi lực lượng chức năng đến để bảo vệ các em”, Võ sư Lê Bá Thương, Chủ tịch Hội Vovinam Việt Võ Đạo tỉnh trò chuyện.

Đối với các em nhỏ, người bảo vệ các em tốt nhất không ai khác chính là cha mẹ và người thân trong gia đình. Về phía nhà trường cũng cần có những chương trình, giáo trình giáo dục kỹ năng sống thực sự thiết thực, cụ thể và hấp dẫn đối với các em học sinh. “Em nghĩ, khi thấy trẻ em bị bạo lực, xâm hại, ai cũng đau lòng, nhưng điều đó sẽ là vô nghĩa nếu như tất cả không biến thành hành động. Vì vậy, gia đình, cộng đồng xã hội phải lên tiếng để đòi công bằng, góp phần ngăn chặn bạo lực, xâm hại trẻ em”, em Hoàng Đình Bảo An, học sinh lớp 10B1, Trường THPT Hương Trà (TX. Hương Trà) nêu ý kiến.

Bà Trần Thị Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng: “Xã hội sẽ xấu hơn không chỉ vì hành vi của những con người xấu, mà còn xuất phát từ sự im lặng của những con người tốt. Thực tế, rất nhiều vụ việc bạo lực và xâm hại trẻ em có thể được ngăn chặn nếu như người xung quanh can thiệp, giúp đỡ. Chính vì vậy, cần sự lên tiếng của không chỉ nạn nhân mà quan trọng hơn những người xung quanh cần bày tỏ quan điểm của mình, lên tiếng để ngăn chặn cái ác”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đoạt giải nhất tập thể ở 2 cuộc thi về tìm hiểu pháp luật

Sáng 9/11, Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh tổ chức trao giải các cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường và quy tắc ứng xử trong trường học” và “Tìm hiểu pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đoạt giải nhất tập thể ở 2 cuộc thi về tìm hiểu pháp luật
Lại xảy ra tình trạng giải quyết mâu thuẫn bằng dao, kiếm

Thời gian gần đây, trên địa bàn TP. Huế, các đối tượng thanh, thiếu niên tụ tập nhau thành nhóm để “giải quyết” mâu thuẫn bằng dao, kiếm tự chế tăng. Đây là vấn đề nhức nhối xã hội, đau lòng mẹ cha, cần lên án.

Lại xảy ra tình trạng giải quyết mâu thuẫn bằng dao, kiếm
Giúp trẻ tiếp cận công nghệ số an toàn, hữu ích

Ngày 10/5, đông đảo học sinh THCS trên địa bàn TX. Hương Thủy tham gia lớp tập huấn nâng cao năng lực số thông qua ứng dụng Hue-S và tuyên truyền Luật Trẻ em 2016 do các báo báo viên đến từ Sở Lao động, Thương binh & Xã Hội; Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (Hue-S) hướng dẫn.

Giúp trẻ tiếp cận công nghệ số an toàn, hữu ích
“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Cách đây không lâu, tôi có đăng một clip hình ảnh mình với hiệu ứng có sẵn của phần mềm CapCut lên trang cá nhân. Hiệu ứng làm mờ rồi từ từ hiện rõ chân dung của mình.

“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Return to top