ClockThứ Bảy, 06/05/2023 11:00

“Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không dừng lại ở những cuộc thi

Cách đây không lâu, tôi có đăng một clip hình ảnh mình với hiệu ứng có sẵn của phần mềm CapCut lên trang cá nhân. Hiệu ứng làm mờ rồi từ từ hiện rõ chân dung của mình. Khi đăng được vài phút, một chị đồng nghiệp công ty cũ vào “inbox” bảo clip bị lỗi và khi tôi giải thích rằng do hiệu ứng nó như vậy thì chị buông ra câu nói đầy tính sát thương: “Chị nhìn qua clip tưởng là tấm gương nghị lực vượt lên chính mình. Nhìn hình ảnh giống bị thương tật, bị tạt axit, bị bỏng”.

leftcenterrightdel
 

Tôi giật mình, sửng sốt và không nghĩ rằng những lời nói mang tính cay nghiệt, kém duyên này được phát ra từ một chị có cương vị, lại công tác trong lĩnh vực viết lách, sáng tác. Nhờ ý thức được cách nhận diện lời lẽ góp ý, xây dựng và câu từ công kích, tấn công người khác nên tôi nhanh chóng lấy lại được tinh thần và tìm cách xử lý tích cực nhất.

Lan, đứa em họ của tôi năm nay học lớp 4. Ngày hôm trước, khi đi học về, em khóc bù lu bù loa và xin cả nhà chuyển lớp. Hỏi ra mới biết, cô chủ nghiệm nói giữa lớp rằng mặt em đã xấu mà chữ viết còn xấu hơn. Nghe em kể, cả nhà tôi tá hỏa và động viên em rất nhiều vì biết em đang bị tổn thương. Người lớn còn dễ in hằn, đóng đinh từng lời lẽ phán xét, trêu chọc của người khác huống hồ các em nhỏ chưa đủ trải nghiệm, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc… thì chắc chắn sẽ dễ chìm đắm trong trạng thái tự ti, mặc cảm. Nếu người lớn không tìm cách xoa dịu, xử lý, biết đâu dư âm buồn bã đó kéo dài mãi, ám ảnh mãi trong tâm trí non nớt ấy hoặc thậm chí tiềm ẩn những sự vụ tiêu cực khác mà không ai ngờ đến…

Ngay sáng hôm sau, dì tôi lên trường tìm gặp thầy hiệu trưởng và cô chủ nhiệm để nói về việc này. Với danh nghĩa một người mẹ, dì tôi đương nhiên rất tức giận nhưng vẫn giữ bình tĩnh để phân tích với thầy, cô. Thay vì nhận xét học sinh theo cách tế nhị, riêng tư, nhiều giáo viên không ngần ngại dùng mọi ngôn từ chì chiết, chế giễu để đánh giá các em. Cô chủ nhiệm sau đó đã nhận lỗi trước mặt em tôi cùng gia đình và hứa không bao giờ tái phạm nên nhà tôi mới thở phào tạm ổn, nhưng vẫn theo dõi tình hình với em tôi thường xuyên.

Trong cuộc sống, mỗi ngày chúng ta đều dễ dàng gặp phải hành động bạo lực ngôn ngữ khắp mọi nơi, trên mạng cho đến ngoài đời, từ chỗ học, công sở đến ngoài xã hội. “Thủ phạm” có thể là người biết bạn, cũng có thể là người xa lạ chưa từng gặp gỡ. Họ có thể công khai, hoặc giấu mặt. Họ không cần biết bạn là ai, đang đối mặt với vấn đề gì, không quan tâm cảm nhận bạn ra sao, bản chất sự việc như thế nào… Họ nhiều khi chỉ cần “nói cho sướng miệng” mà không cần quan tâm đến cảm xúc người khác, không cần quan tâm hậu quả.

Dù vấn đề bạo lực không mới nhưng mỗi lúc đọc báo có vụ ai đó tự tử, trầm cảm, rối loạn lo âu, khủng hoảng vì bị bạo lực ngôn từ, lòng tôi nhói lại. Tôi nhiều lần tự nghĩ, chúng ta quá ít thời gian để sống và trao gửi yêu thương. Mỗi người đều chất chứa những nỗi niềm riêng. Thật đẹp đẽ biết bao khi đến với nhau, đi qua nhau và để lại những điều ân cần, tử tế, dịu dàng. Sự nhẹ nhàng đó chính là sự khéo léo, biết nhìn nhận những điều tốt đẹp, tích cực của người khác. Nó khác hẳn bản chất với sự giả tạo, dối trá. Trên thực tế, nếu người khác có sai lầm, khuyết điểm thì lời góp ý phải thẳng thắn, chân thành, cởi mở và không mang tính cá nhân chì chiết. Tục ngữ có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Câu chữ vô tình, lời trêu chọc vô tâm, sự phán xét vô căn cứ, nhưng sát thương là có thật. Mỗi người đều có “ngưỡng chịu đựng” khác nhau. Chỉ mong mỗi chúng ta, trước khi phát ngôn một điều gì đó về người khác, nên suy nghĩ cẩn trọng, thấu đáo. Không hẳn có thể kết luận bản chất một người qua một lời nói thoáng chốc, bộc phát. Nhưng suy cho cùng, lời ăn, tiếng nói là biểu hiện cụ thể của ứng xử văn hoá. Ấy cũng chính lối ứng xử này tạo nên giá trị văn hóa của một con người.

ĐẶNG VIỆT TRINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lại xảy ra tình trạng giải quyết mâu thuẫn bằng dao, kiếm

Thời gian gần đây, trên địa bàn TP. Huế, các đối tượng thanh, thiếu niên tụ tập nhau thành nhóm để “giải quyết” mâu thuẫn bằng dao, kiếm tự chế tăng. Đây là vấn đề nhức nhối xã hội, đau lòng mẹ cha, cần lên án.

Lại xảy ra tình trạng giải quyết mâu thuẫn bằng dao, kiếm
Ẩu đả bằng hung khí do… nói trạng

Sáng 22/4, nhiều hành khách có mặt tại bến xe phía Bắc tỏ ra bất an khi chứng kiến 2 người đàn ông dùng hung khí đánh nhau ngay trước cổng bến xe.

Ẩu đả bằng hung khí do… nói trạng
Return to top