ClockThứ Sáu, 05/04/2019 21:11

LHQ: Để phát triển bền vững, cần đại tu hệ thống tài chính toàn cầu

TTH - Một báo cáo mới từ Liên Hiệp quốc (LHQ), liên quan đến hơn 60 tổ chức quốc tế, cảnh báo rằng cần phải đại tu toàn diện hệ thống tài chính thế giới nếu chính phủ các nước tôn trọng cam kết giải quyết các vấn đề quan trọng hiện nay, như chống biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo vào năm 2030.

Liên Hiệp quốc và ASEAN ủng hộ tiến trình phi hạt nhân hóa Triều TiênKết nối tốt làm tăng lưu lượng du lịch và liên kết thương mại cho ASEAN

Biến đổi khí hậu tiếp tục đe dọa sự phát triển bền vững ở tất cả các khu vực. Ảnh: UN

“Báo cáo Tài chính để Phát triển bền vững năm 2019” cho rằng, để đạt được mức tài chính cần thiết cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững không chỉ là tìm kiếm các khoản đầu tư bổ sung, mà còn cần xây dựng các hệ thống tài chính hỗ trợ, cũng như môi trường chính sách toàn cầu và quốc gia thuận lợi cho phát triển bền vững.

Theo Phó Tổng thư ký LHQ Amina Mohammed, báo cáo này mang đến một “thông điệp tỉnh táo”, khi cho thấy thực trạng tăng trưởng lương thấp, bất bình đẳng và nợ xấu gia tăng, mức độ viện trợ bị đình trệ. Bà Mohammed cũng cho biết, biến đổi khí hậu tiếp tục đe dọa sự phát triển bền vững ở tất cả các khu vực và bất chấp các cam kết quốc tế nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, khí thải nhà kính thực tế đã tăng 1,3% trong năm 2017.

BẢO NGHI

(Lược dịch từ UN, Nikkei &Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top