ClockThứ Sáu, 13/05/2016 09:33

“Mở kho thóc” cho ngân hàng tư nhân?

Ít nhất, về cơ chế, cửa đã có cho các ngân hàng tư nhân tiếp cận nguồn vốn cực lớn...

Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tổng số dư nợ từ đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đến cuối năm 2015 lên tới khoảng 435.129 tỷ đồng

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó có mở rộng dạng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. 

 Cụ thể, theo nghị định trên, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được xác định vào 5 kênh được phép, theo thứ tự ưu tiên.

Ưu tiên số 1 là nguồn vốn đầu tư vào trái phiếu Chính phủ; tiếp đến là cho ngân sách nhà nước vay.

Ở ưu tiếp tiếp theo, nguồn tiền từ các quỹ trên được phép gửi, mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, nguồn tiền trên được đầu tư vào kênh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành.

Và cuối cùng là đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Như trên, từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được gửi, đầu tư vào các ngân hàng thương mại, về lý thuyết như quy định của nghị định, theo diện mở rộng mà không giới hạn gần như tuyệt đối tại riêng các ngân hàng thương mại nhà nước trong nhiều năm qua.

 

Với điều kiện “các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước”, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đảm bảo được hạng mức tín nhiệm cao có thể tiếp cận được nguồn vốn này.

Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tổng số dư nợ từ đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đến cuối năm 2015 lên tới khoảng 435.129 tỷ đồng.

Đó là nguồn vốn rất lớn. Nhưng thực tế, phần các ngân hàng thương mại tiếp cận được chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, còn lại chủ yếu dành cho ngân sách nhà nước vay và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.

Cụ thể, cũng theo báo cáo trên, tỷ lệ cho các ngân hàng thương mại vay từ nguồn trên đến cuối 2015 chỉ vào khoảng 13,7%.

Dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng nguồn từ các quỹ trên gửi tại các ngân hàng thương mại nhà nước những năm qua một phần lớn ở dạng tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất rất thấp, tương đối ổn định đã giúp khối quốc doanh này có lợi thế nhất định về yếu tố nguồn trong cạnh tranh.

Với quy định từ nghị định vừa ban hành, ít nhất về cơ chế, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng bắt đầu có cơ hội tiếp cận.

Trước đó, đầu tháng 4 vừa qua, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước, trong đó có cơ chế về tiền gửi nhàn rỗi, với đầu mối cụ thể là Kho bạc Nhà nước.

Cửa tiếp cận tiền vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước cũng mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tiếp cận, với quy định: “Gửi có kỳ hạn các khoản ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong đó, ưu tiên gửi tại ngân hàng thương mại có tính an toàn cao hơn, khả năng thanh khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn”.

Còn thực tế lượng tiền gửi, đầu tư từ Bảo hiểm Xã hội và Kho bạc Nhà nước dành cho các ngân hàng thương mại tư nhân sẽ như thế nào, được bao nhiêu lại là chuyện khác, một phần cũng tùy thuộc vào những tiêu chí lựa chọn của hai tổ chức này ngoài giá trị kinh tế, độ tín nhiệm an toàn (như về độ phủ tiện ích của mạng lưới nộp và chi trả…).

Theo VnEconomy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
“Chìa khóa” phát triển người tham gia bảo hiểm

Truyền thông được xem là “chìa khóa” trong công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nên BHXH tỉnh không ngừng thay đổi, đa dạng hóa cả về nội dung lẫn hình thức tuyên truyền nhằm lan tỏa chính sách BH đến với người dân để người dân hiểu và chủ động tham gia.

“Chìa khóa” phát triển người tham gia bảo hiểm
Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với các phương thức truyền thông, vận động của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để trao sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Truyền thông, vận động ủng hộ thẻ bảo hiểm
Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top