ClockThứ Năm, 08/02/2018 14:01

Năm 2018, tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHCSXH là 8,5%

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 02/2/2018 về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2018 cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Ảnh minh họa

Theo đó, kế hoạch năm 2018, tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng của NHCSXH so với năm 2017 là 8,5%, tương ứng khoảng 12.950 tỷ đồng và nhận vốn từ ngân sách Nhà nước, nhận uỷ thác từ các chủ đầu tư khác tăng khoảng 2.500 tỷ đồng. Như vậy, tổng tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2018 dự kiến là 15.500 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH đến 31/12/2018 dự kiến đạt 186.600 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng quý báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2018.

Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh năm 2018 cho NHCSXH, đảm bảo không vượt trần nợ công và nợ Chính phủ đã được Quốc hội thông qua.

NHCSXH căn cứ kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2018 được giao tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng mức vốn được giao; định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.

Căn cứ văn bản chỉ đạo của các Bộ, ngành và kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu vay vốn tín dụng tại các địa phương, NHCSXH thực hiện phân bổ vốn đối với các chương trình tín dụng chính sách trên nguyên tắc ưu tiên các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, các tỉnh có dư nợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn so với bình quân chung toàn quốc, các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Return to top