ClockThứ Năm, 01/11/2018 14:23

Người “nhóm lửa” yêu thương

TTH - “Thấy chị Blúp Thị Non, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã đích thân chặt củi, làm cỏ nương giúp các mẹ già neo đơn, chị em chúng tôi cũng theo gương mà làm…”, chị em xã A Roàng nói về người phụ nữ “nhóm lửa” cho phong trào giúp nhau ở một xã biên giới xa xôi.

Trang bị kỹ năng viết tin, bài cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấpTự tin khởi nghiệpPhụ nữ Hương Thủy chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành

Chị Non chăm vườn cây ân chác để dệt chiếu quý

Đã mấy năm trôi qua, nhưng chị A King Thị Hồng, ở thôn A Roàng 2 vẫn nhớ như in hôm ấy. Chiều đã rất muộn, chị Blúp Thị Non cõng gùi củi nặng trĩu, mồ hôi ướt vai áo. Phía sau là 20 gùi củi cũng trĩu lưng các chị trong ban chấp hành chi hội phụ nữ của 12 thôn trên địa bàn xã A Roàng. Các chị cùng đi về lối nhà cụ Kăn Níu, bà cụ đã hơn 100 tuổi, sống một mình ở thôn A Roàng 2. Giọt nước mắt xúc động lăn xuống gương mặt nhăn nheo của cụ Níu hôm đó đã in mãi vào suy nghĩ của Hồng và rất nhiều chị em trong thôn.

Trước đó, nghe phát động đi chặt củi giúp cụ Níu, không ít chị em lưỡng lự, bởi suy nghĩ việc nhà mình còn làm không hết, thời gian, công sức đâu đi lo cho người khác. Khi thấy đích thân Chủ tịch Hội LHPN xã “xắn tay” chặt củi, gùi củi về “cho người khác”, chứng kiến niềm vui của cụ già lúc nhận sự giúp đỡ, chị em mới nghe những lời của chị Blúp Thị Non nói về việc cần chung tay giúp các hoàn cảnh đau ốm, sinh nở, bệnh tật... Từ đó, chị em trong thôn, trong xã vui vẻ thu xếp công việc, dành ra một ngày khi thì cùng nhau giúp làm cỏ rẫy cho cụ bà Kăn Hoàn 80 tuổi, sống một mình ở thôn Karong, lúc lại đào đất làm nền nhà cho chị Hồ Thị Nông, hoàn cảnh neo người ở thôn A Chi- Hương Sơn… Những hộ neo người hoặc chị em đau ốm bệnh tật, trong kỳ sinh nở, được giúp gặt lúa, làm cỏ rẫy, chặt củi, bây giờ là “chuyện thường ngày” ở A Roàng. Đoàn kết và yêu thương từ những tấm lòng hội viên phụ nữ cứ thế lan tỏa nơi bản làng xa xôi dải đất biên giới huyện A Lưới.

“Blúp Thị Non là người đã nêu gương, “nhen nhóm” để phong trào phụ nữ giúp nhau lan tỏa, có hiệu quả. Ngoài ra, chị rất chịu khó lặn lội về với chị em để tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình, pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình… Cách của chị là làm gương bằng hành động, vì vậy chị em vui vẻ làm theo. Tạo sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của chị em ở nơi mảnh đất xa xôi này là một đóng góp không nhỏ của Chủ tịch Hội LHPN xã Blúp Thị Non ”- ông Trần Viết Năng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã A Roàng nhận xét.

“Cán bộ nói ít, làm nhiều hơn thì kiểu gì chị em cũng nghe lọt. Mình làm gương, làm bằng cả tấm lòng thì chị em sẽ thực sự thông tư tưởng, nghe theo”, chị Blúp Thị Non tâm sự. Không chỉ hết lòng trong công việc, chị là người phụ nữ đảm đang của gia đình, cùng chồng chăm sóc mấy ha rừng, đàn cá trong ao nhà, dệt zèng, trồng cây ân chác, tự tay dệt chiếu ân chác- một loại chiếu quý để làm của hồi môn khi phụ nữ Tà Ôi về nhà chồng…

Sự chăm chỉ, vươn lên trong làm kinh tế gia đình của chị Non là động lực để nhiều phụ nữ trong xã vươn lên làm giàu. “Nhiều gia đình không chỉ thay đổi mà “vượt” gia đình tôi rất nhiều trong phát triển kinh tế gia đình. Như chị Blúp Thị Loan (thôn A Roàng 1) trồng 6 ha rừng keo, 3 ha cao su, đào hồ thả cá. Rừng keo đã thu hoạch 2 lần tổng cộng 300 triệu đồng. Cao su đang thời kỳ phát triển và hồ cá phục vụ dư dả thực phẩm hàng ngày. Chị Hồ Thị Phú (thôn Kalô) vừa trồng keo, cao su, vừa nuôi heo, mỗi lần xuất chuồng chục con heo, kinh tế khá giả… Nhiều chị em vừa chăm chỉ, biết làm giàu, vừa biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống là điều đáng quý mà phụ nữ A Roàng đã làm được…”, chị Blúp Thị Non trải lòng về niềm vui của người đứng đầu Hội LHPN xã.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Mùa hoa bình yên

Sáng nay trời trở lạnh. Cái lạnh mang hơi hướm của một tiết xuân đang đầy. Mưa lún phún rơi nhẹ trên những luống cải ngồng đang vàng hoa. Mùa hoa cải của ngày tháng đầu năm ở Huế mới đẹp làm sao. Cả một bãi dài là màu xanh êm dịu và màu vàng thắm đượm dưới mắt tơ. Hoa cải mang mùi ngai ngái, vất vưởng khó tan. Hương cải theo gió bay xa.

Mùa hoa bình yên
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Return to top