|
Đại diện lãnh đạo chính quyền, Hội LHPN các địa phương trong vùng dự án tham gia hội nghị |
Hội LHPN tỉnh là đơn vị chủ trì phối hợp với Sở Lao động TB&XH, Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện DA tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà.
Sau 3 năm triển khai (từ 2021-2023), các nội dung, chỉ tiêu trọng tâm của DA giai đoạn 1 đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa có hại, một số vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em (PN&TE); xây dựng môi trường sống an toàn...
Xây dựng và nhân rộng các mô hình nhằm thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của PN&TE. Bằng cách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Củng cố, nâng cao chất lượng/hoặc thành lập mới “Địa chỉ tin cậy cộng đồng hỗ trợ bảo vệ PN&TE là nạn nhân bạo lực gia đình.
Bà Trần Thị Kim Loan, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Qua đánh giá, giám sát việc triển khai DA đạt được nhiều kết quả tích cực, một số nội dung, chỉ tiêu cơ bản đã đảm bảo tiến độ đặt ra. Việc thành lập các mô hình được cấp tỉnh triển khai điểm, nhân rộng.
Hội LHPN tỉnh đã và đang triển khai tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực, phối hợp xây dựng mô hình nhằm "Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của PN&TE trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng, giám sát, phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị"; triển khai các hoạt động về "Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lông ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng…